Khi thực hiện một chiến dịch truyền thông Marketing nói chung và chạy một đợt quảng cáo nói riêng, mỗi Marketer đều cần phải chú ý đo lường hiệu quả. Cùng SimpleShop tìm hiểu ở bài viết dưới đây để biết CPL là gì và tầm quan trọng cũng như ưu điểm, nhược điểm của CPL là gì nhé!
Chiến dịch CPL là gì?
CPL là viết tắt của cụm Cost Per Lead, tạm dịch là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Hiểu đơn giản hơn thì CPL được coi như dạng định giá cho quảng cáo trực tuyến. Các nhà quảng cáo sẽ chi trả tiền cho mỗi hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện với mục tiêu là làm lợi cho chính nhà quảng cáo. Nhiều người còn gọi CPL như một chỉ số KPIs trong mỗi chiến dịch. Đích đến cuối cùng thì khách hàng điền vào các mẫu, bảng biểu… để cung cấp cho nhãn hàng/doanh nghiệp thông tin cá nhân như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhà, địa chỉ gmail…
Trong CPL có tồn tại khái niệm Lead – ám chỉ khách hàng tiềm năng/ khách hàng đầu mối. Đây được hiểu là những khách hàng truy cập vào trang của bạn trên nhiều nền tảng (Facebook, website, blog…). Sau đó, họ để lại thông tin tại trang của bạn như đã nêu trên. Từ đây, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc trở lại với họ nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức tư vấn, tiếp thị…
Chỉ số CPL sẽ tùy thuộc vào chiến dịch mà doanh nghiệp bạn đang áp dụng (Adwords, Facebook…) và mang tính cụ thể hơn là tính tổng quan. Nếu như bạn muốn tính toán chỉ số CPL, hãy xem xét đến chi phí trung bình hàng tháng của chiến dịch, đồng thời so sánh nó với tổng số Lead được tạo ra trong một khoảng thời gian. Ví dụ cụ thể, nếu như trong một chiến dịch quảng cáo PPC (Pay per click) được thực hiện trong 3 tháng, thu về 10 Lead mà tổng chi phí bỏ ra là 500.000đ thì CPL=500/10=50.000đ. Đây quả là một phép tính, cách tính cpl đơn giản mà dễ hiểu.
CPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Ngoài câu hỏi CPL là gì, nhiều người cũng thắc mắc về việc CPL liệu có thực sự tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: chất lượng lead, khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale trong doanh nghiệp, uy tín của bên thực hiện dịch vụ Marketing…
Lead tuy chưa là khách hàng, nhưng khả năng chuyển đổi thành doanh thu cũng rất cao nếu doanh nghiệp biết tận dụng nó. Ngoài ra, với các thông tin thu về, doanh nghiệp có thể tạo ra một kho Data cho mình để bán các sản phCPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp? Ngoài câu hỏi CPL là gì, nhiều người cũng thắc mắc về việc CPL liệu có thực sự tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: chất lượng lead, khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale trong doanh nghiệp, uy tín của bên thực hiện dịch vụ Marketing… Lead tuy chưa là khách hàng, nhưng khả năng chuyển đổi thành doanh thu cũng rất cao nếu doanh nghiệp biết tận dụng nó. Ngoài ra, với các thông tin thu về, doanh nghiệp có thể tạo ra một kho Data cho mình để bán các sản phẩm khác (Cross Sale, Up Sale) và dùng nó để triển khai các chiến dịch Marketing khác trong tương lai.
Nói một cách khác, Lead hay data là một phần rất quan trọng trong quy trình Marketing của doanh nghiệp. Một Marketer thực sự giỏi sẽ biết cách thu Lead, tận dụng Lead triệt để để mỗi chi phí bỏ ra cho Lead đều đem về gấp nhiều lần lợi nhuận. Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL? Để chạy quảng cáo CPL, bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form (thông tin gồm tên, điện thoại, email…). Thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao. Bạn có thể thiết kế Landing Page bằng code, hoặc dùng các bên dịch vụ hỗ trợ như Chili, LadiPage… Sau khi có Landing Page, bạn có thể dùng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, zalo Ads, Instagram Ads… để đổ traffic vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Traffic càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead càng có giá trị cao và dễ chuyển thành doanh thu sau này.ẩm khác (Cross Sale, Up Sale) và dùng nó để triển khai các chiến dịch Marketing khác trong tương lai.
Nói một cách khác, Lead hay data là một phần rất quan trọng trong quy trình Marketing của doanh nghiệp. Một Marketer thực sự giỏi sẽ biết cách thu Lead, tận dụng Lead triệt để để mỗi chi phí bỏ ra cho Lead đều đem về gấp nhiều lần lợi nhuận.
Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL?
Để chạy quảng cáo CPL, bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form (thông tin gồm tên, điện thoại, email…). Thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao.
Bạn có thể thiết kế Landing Page bằng code, hoặc dùng các bên dịch vụ hỗ trợ như Chili, LadiPage…
Thiết kế landing page hiệu quả – SimpleShop
Sau khi có Landing Page, bạn có thể dùng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, zalo Ads, Instagram Ads… để đổ traffic vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Traffic càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead càng có giá trị cao và dễ chuyển thành doanh thu sau này.