Cái tên đóng vai trò không nhỏ trong trong kinh doanh ở thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay. Một cái tên độc đáo, ý nghĩa sẽ rất hấp dẫn đối với khách hàng. Với kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tác, Shimpleshop sẽ gợi ý 7 cách đặt tên cửa hàng hay cũng như các doanh nghiệp hay và thu hút để bạn tham khảo và áp dụng.
Nguyên tắc cần biết khi đặt tên shop quần áo
Tên ngắn gọn, đơn giản
Trước tiên, đặt tên shop quần áo phải đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, đơn giản để khách hàng có thể nhanh chóng ghi nhớ nó chỉ sau một vài lần bắt gặp. Chính vì vậy, để đảm bảo tên shop quần áo gây được ấn tượng bạn cần tránh mắc phải những lỗi thường gặp sau đây:
-Không nên đặt tên cửa hàng quần áo quá dài, chỉ nên chọn tên có tối đa 3 từ
-Tuyệt đối không ghép nối các ký tự tạo nên một cái tên phức tạp và khó phát âm
-Hãy tập trung nghiên cứu và chọn lựa một cái tên mang được những nét riêng của thương hiệu
Tên độc đáo, khác biệt
Việc đặt tên cho shop thời trang trùng lặp hay gần giống tên một đối thủ cạnh tranh cùng ngành là điều tối kỵ cần tránh trong kinh doanh. Điều này gây ra sự hiểu lầm của khách hàng về shop của bạn.
Đồng thời, nó thể hiện sự thiếu chỉnh chu và đặc biệt phải đối mặt với nhiều vấn đề về bản quyền trong tương lai.
Ý tưởng cho một cái tên shop quần áo ấn tượng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, một câu nói bông đùa cửa miệng hay những biển quảng cáo dọc khắp các con đường cũng sẽ cho bạn những ý tưởng rất hay ho đó!
Đặt tên shop hướng đến khách hàng
Một cái tên shop hay, ấn tượng là để cho khách hàng dễ nhớ. Nhưng đối tượng khách hàng của bạn là ai, nếu shop của bạn là shop quần áo cho những khách hàng tuổi trung niên mà bạn lại đặt tên shop quá teen, quá nhỉ nhảnh thì sẽ khiến cho khách hàng cảm giác không quen. Một điểm đáng chú ý nữa là nếu sản phẩm của bạn là dành cho trẻ sơ sinh thì khách hàng của bạn chính là những bà mẹ bỉm sửa.
Với những tiêu chí cần phải có của một tên cửa hàng hay, bạn có boăn khoăn có cách nào để dễ dàng tìm được cho mình một cái tên cửa hàng hay và đạt yêu cầu không.
Gợi ý những cách đặt tên shop quần áo hay
Cách đặt tên shop, thương hiệu theo đặc trưng sản phẩm
Đây là cách đặt tên kinh điển nhất. Khi không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này. Cách đặt tên cửa hàng này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán loại mặt hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Ví dụ: Cửa hàng nội thất, cửa hàng gạo, cửa hàng mỹ phẩm,…
Nhưng cách đặt tên này cũng có nhược điểm là không tạo nên sự khác biệt, khách hàng sẽ chẳng thể nhớ được bạn là ai. Chỉ khi mặt hàng bạn kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh thì mới áp dụng hiệu quả được.
Đặt tên độc 1 từ
Đặt tên cửa hàng quần áo độc một từ là một cách giúp tên shop quần áo ấn tượng hơn, đảm bảo tiêu chí dễ nhớ và đơn giản, ngắn gọn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải kết hợp việc nghiên cứu đối tượng khách hàng để lựa chọn một cái tên phù hợp.
Thực tế hiện nay, cách đặt tên này được áp dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau và một vài trong số đó đã gặt hái được nhiều thành công.
Ví dụ: Shop thời trang Méo, May – Kinh doanh thời trang hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, công sở đã thành công với chuỗi cửa hàng rộng lớn trên toàn quốc. Một số cái tên shop quần áo nam hay như: Menwear, Adamstore, Clowz, Highway,…
Đặt tên cửa hàng theo địa phương, địa danh, địa chỉ:
Có rất nhiều chủ cửa hàng lấy luôn địa chỉ mặt bằng để đặt tên cho của hàng của mình. Đó là một cách hay để khách hàng nhớ luôn cả tên và địa chỉ mua hàng. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với các shop, cửa hàng có địa chỉ đẹp, độc đáo và dễ nhớ kiểu như số nhà 99, 111, 88, 100,… ví dụ như Giày 99, Giày 68,… Hoặc bạn là công ty, doanh nghiệp quy mô lớn thì trụ sở đặt ở đâu, bạn có thể lấy tên địa danh đó ghép vào tên thương hiệu. Ví dụ như: Nhà đất Thủ đô, Bia Sài Gòn, Phân lân Sông Thao,…
Nếu bạn đang kinh doanh đặc sản, hãy lấy tên địa phương của món đặc sản đó làm tên cửa hàng. Ví dụ: Cà phê Buôn Ma Thuột, Nem chua Thanh Hóa, Bánh cuốn Thanh Trì, Vịt cỏ Vân Đình, Phở khô Gia Lai,… Cách đặt tên shop, cửa hàng theo địa phương, địa danh này rất tiện lợi, không cần phải suy nghĩ nhiều. Thậm chí bạn cũng có thể ghép tên các quốc gia vào tên cửa hàng của mình để thể hiện nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhập về, đặc biệt là với các bạn đang kinh doanh hàng xách tay. Ví dụ như: Hàng Gia Dụng Việt Đức, Shop Mẹ & Bé Việt Nhật, Mỹ phẩm chính hãng USA,…
Đặt tên shop hay và ý nghĩa với từ viết tắt
Việc sử dụng tên shop cũng là một cách đặt tên hay và ý nghĩa. Tên viết tắt thường ngắn gọn, xúc tích và dễ nhớ. Ý nghĩa của nó thể hiện ở chỗ đó là viết tắt của từ gì.
Có 2 cách viết tắt: Viết tắt toàn bộ các chữ cái đầu và viết tắt một phần.
Loại thứ nhất người đọc có thể dễ dàng đón được tên gốc tiếng anh là viết tắt của từ gì và dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nó như: Yolo (You only live once – Bạn chỉ sống một lần duy nhất) Yame (You are my everything – Bạn là tất cả của tôi), …
Loại thứ 2 thường gắn liền với những tiền tố thông dụng ví dụ như là: Vinamilk, Vincom, Vinaphone, …
Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng hoặc chủ quán
Nếu cửa hiệu của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, phong cảnh xung quanh. Hoặc bản thân chủ quán là bạn có cái tên đặc biệt không lẫn với ai, thì hãy tận dụng lợi thế này.
Ví dụ: Café Cây Si, Quán Cây Đa, hay hiệu Anh Nam Gầy, Lẩu Ếch Bà Ba mập,… nghe thật gần gũi mà thân thiết. Khách chỉ nghe thôi đã thấy thích, đến rồi sẽ nhớ mãi.
Đặt tên cửa hàng nhờ sự liên tưởng
Đặt tên theo cách này yêu cầu bạn phải hiểu cụ thể về sản phẩm mình bán có đặc điểm, công dụng,… gì nổi bật đối với người mua rồi đặt tên tạo sự liên tưởng tới sản phẩm đó. Làm sao khi nhìn vào tên đó, khách hàng hiểu đươc ngụ ý và liên tưởng bạn đang bán mặt hàng gì. Đây là một cách đặt tên cửa hàng hay và thực sự ấn tượng ví dụ như bạn bán bếp gas có thể đặt tên cửa hàng là Ngọn lửa hồng hay bán Điều hòa, Quạt sưởi có thể đặt tên cửa hàng là Mùa đông ấm.
Đặt tên shop dễ thương theo tên các loại thú cưng
Đây là một gợi ý rất độc đáo và đáng yêu, với các cửa hàng thiên về thời trang hoặc những cửa hàng kinh doanh các mặt hàng với đối tượng khách hàng là tuổi vị thành niên thì việc đặt tên shop theo cách này rất đặc biệt. Một số ví dụ như: Thỏ Tây, Red Cat, Gấu Trắng,…
Tạm kết
Trên đây là 7 cách đặt tên cho cửa hàng, doanh nghiệp hay và hiệu quả dành cho bạn tham khảo. Tuy nhiên bạn phải nhớ rằng những cách này không phải là duy nhất.
Bạn có thể kết hợp nhiều cách lại với nhau để cho ra một cái tên shop thật ấn tượng và thu hút. Cũng đừng quên rằng dù bạn áp dụng cách nào thì hãy chú ý vào các vần điều của từ ngữ, cách phát âm càng thú vị thì càng dễ gây ấn tượng với khách hàng. Nếu bạn là người thích phong thủy, có thể dựa trên các luật phong thủy để tránh đặt tên shop bắt đầu bằng những chữ cái không hợp mệnh.