Đất nền là gì? Kỹ năng bán đất nền 2022
Đất nền là gì?
Đất nền là một khu đất còn trống, chưa có sự can thiệp bởi bàn tay con người. Chúng vẫn còn giữ nguyên bản chất hoang sơ hoặc nằm cố định có giá trị theo thời gian. Không phải đất nền nào cũng được gọi là đất nền, trong đó kể đến như đất dùng cho lâm nghiệp, đất dùng cho thủy sản, đất dùng cho giáo dục, đất dùng cho giao thông,…
Phân biệt các loại đất nền
Đất nền dự án
“Đất nền dự án là gì?” là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, đất nền dự án là từ để chỉ những khu đất nằm trong quy hoạch và đang được chủ đầu tư chuẩn bị tiến hành thi công công trình xây dựng.
Về vị trí, những loại đất nền dự án thường xuất hiện ở những khu vực có nhiều tiện ích xung quanh, có hệ thống giao thông thuận lợi. Đất nền dự án thường được sử dụng với mục đích xây dựng các khu sinh thái, khu dân cư, các tòa nhà, nhà xưởng,…
Đất thổ cư
Mục đích của đất thổ cư là được dùng để xây dựng nhà, các công trình phúc lợi xã hội phục vụ cho đời sống hoặc các mảnh vườn gắn liền với nhà. Do vậy, đất thổ cư được hiểu đơn giản là đất ở.
Giải đáp câu hỏi đất nền là gì, đất nền được chia làm mấy loại
Đất thổ cư được chia làm 2 loại chính, bao gồm đất thổ cư đô thị và đất thổ cư nông thôn.
- Đất thổ cư đô thị mang các đặc điểm của đất thổ cư thông thường, nhưng thuộc phạm vi của phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố hoặc các khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Dạng đất này thuộc quyền quản lý của xã và các cấp tương đương. Người mua có quyền xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.
- Khác với đất thổ cư đô thị, đất thổ cư nông thôn thuộc địa giới hành chính là khu vực nông thôn và do xã quản lý. Đất thổ cư nông thôn được ưu tiên trong cấp phép xây dựng vườn, ao để phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương.
Đất liền kề
Đất liền kề là những mảnh đất được bố trí gần nhau theo một kết cấu nhất định. Chúng sở hữu diện tích tương đương nhau và xuất hiện trên cùng khu vực thi công dự án.
Vì sao đầu tư đất nền được ưa chuộng?
Sự cần thiết của đất nền
Đất nền là sản phẩm phục vụ cho nơi “an cư lạc nghiệp” của con người. Đồng thời, việc mua đất nền để xây dựng một căn nhà sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua một nhà xây sẵn.
Ngoài ra, chính vì đất nền là sản phẩm thiết yếu nên chủ sở hữu có thể dễ dàng bán lại cho những người có nhu cầu, đây được coi như một khoản đầu tư đảm bảo và có khả năng sinh lời cao cho người sở hữu.
Giá trị của đất nền ngày càng tăng
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế nước nhà hứng chịu nhiều biến động lớn, tuy nhiên giá trị của các loại đất nền vẫn không có dấu hiệu bị chững lại. Nhờ sự tăng trưởng không ngừng về giá trị, đất nền là một kênh kinh doanh bất động sản dài hạn cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, nếu các khu vực công cộng (như trường học, bệnh viện, khu vui chơi,…) ở địa phương đó phát triển nhanh thì đất nền lại càng có giá trị cao hơn nữa.
Đất nền là gì? Thị trường đất nền sẽ ngày càng “nóng” trong tương lai
Khả năng thay đổi mục đích sử dụng đất nền
Mục đích sử dụng của đất nền có thể được thay đổi theo thời gian (đất nông nghiệp trở thành đất thổ cư hoặc từ đất thổ cư trở thành một loại đất khác). Khi nhìn thấy được tiềm năng thay đổi mục đích sử dụng đất này, các nhà đầu tư có thể mạo hiểm đầu tư trực tiếp vào quỹ đất đó bởi tiềm năng sinh lời lớn trong tương lai.
Đất nền tồn tại vĩnh viễn
Nếu như những sản phẩm khác thường bị hư hao và xuống cấp dần theo thời gian, thì đất nền lại có thể tồn tại vĩnh viễn và giữ nguyên được trạng thái ban đầu. Người sở hữu có thể san lấp, xây dựng hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, song giá trị của khu đất nền vẫn được đảm bảo và tăng theo thời gian.
Đất nền có thể làm tài sản thế chấp
Với câu hỏi “Đất nền là gì? Đất nền có thể mang đi thế chấp được không?”, câu trả lời thỏa đáng mà các nhà đầu tư có thể đón nhận là có, đây là một dạng tài sản mà nhà đầu tư có thể mang đi thế chấp với mức vay khá tốt tại các ngân hàng. Như vậy, đất nền vừa là một “đòn bẩy” tài chính, vừa có thể làm tài sản thế chấp một cách thuận tiện.
Kỹ năng bán đất nền 2022
Kinh nghiệm 1: Chọn lựa vị trí có giao thông thuận lợi
Yếu tố được quan tâm nhất đối với 1 dự án bất động sản đó là “vị trí”, “vị trí” và “vị trí”. Đất nền sở hữu một vị trí cao ráo, không có tình trạng ngập nước khi trời mưa, ít kẹt xe và cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực hoàn thiện là sự lựa chọn hàng đầu các nhà đầu tư nên quan tâm.
Lý do là bởi những lô đất nền ở vị trí như thế sẽ thu hút đông đảo người dân về an cư lập nghiệp. Từ đó, các tiện ích công cộng như trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, bệnh viện, trường học, trung tâm hành chính,… cũng xuất hiện lân cận. Dẫn đến giá trị đất nền tăng mạnh nhờ lợi thế của các yếu tố môi trường xung quanh.
Kinh nghiệm 2: Đảm bảo tính an toàn về pháp lý
Một kinh nghiệm đầu tư đất nền phải khắc cốt ghi tâm khi tiến hành mua bán đất nền đó là kiểm tra pháp lý. Khi đã đủ các dữ kiện để chứng minh tính an toàn về pháp lý của các khu đất nền, các nhà đầu tư mới được xuống tiền.
Trong đó, sổ đỏ là loại giấy tờ quan trọng để chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo luật Việt Nam hiện hành.
Để đảm bảo tính chính xác trong kiểm định pháp lý, cách nhanh và chính xác nhất là bạn hãy tìm đến những công ty tư vấn luật, công ty chuyên môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn đầu tư bất động sản để được hỗ trợ.
Kinh nghiệm 3: Lựa chọn đất nền có giá thấp hơn thị trường
Rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ tài sản bằng giá thị trường, sau đó, chờ đợi một ngày thị trường đi lên để bán chốt lời. Đây là cách tư duy sai lầm trong đầu tư bất động sản. Bởi vì thị trường chỉ có 3 trạng thái lên – xuống – ngang. Nếu đầu tư đất nền đang bằng giá thị trường cũng đồng nghĩa với bạn chỉ có 30% cơ hội thu được lời.
Vì lẽ đó, trước khi mua bất kỳ bất động sản này, bạn nhất thiết phải tiến hành định định. Theo kinh nghiệm kinh doanh đất đai, bạn có thể tự định giá bằng cách so sánh giá lô đất mình mong muốn với các lô đất lân cận trong cùng thời điểm, hoặc với các lô đất cùng phân khúc.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia thẩm định giá, chuyên viên tư vấn giá đất để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Kinh nghiệm 4: Sử dụng đòn bẩy để tối ưu hóa lợi nhuận
Đòn bẩy tài chính là một vũ khí vô cùng lợi hại giúp gia tăng lợi nhuận trên nguồn vốn sẵn có của bạn. Tuy nhiên, nó cũng là con dao 2 lưỡi nếu nhà đầu tư thiếu kiến thức.
Khi ngân sách của bạn hạn hẹp, bạn có thể lựa chọn đòn bẩy để nâng cao khả năng tài chính. Tuy nhiên, chỉ nhớ chỉ vay trong ngưỡng có thể trả được. Một cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng trước khi vay đó là nguyên tắc 50 – 50 trong kinh nghiệm buôn bán đất nền. Đó là Không vay quá 50% giá trị sản phẩm và không trả lãi lẫn vốn quá 50% thu nhập hàng tháng.
Kinh nghiệm 5: Chỉ đầu tư sản phẩm có tính thanh khoản cao
Tính thanh khoản cao giúp bạn dễ dàng chuyển đổi sản phẩm thành tiền ngay khi bạn cần. Hạn chế vốn chết do bị chôn không bán được. Do vậy, kinh nghiệm mua đất đầu tư hiệu quả là trước khi quyết định mua đất nền, hãy tiến hành khảo sát các dự án xung quanh xem tình hình giao dịch của chúng như thế nào? Có thường xuyên không? Thời gian đầu tư ngắn – trung hay dài hạn?
Một đặc điểm dễ nhận biết về một dự án liệu có thanh khoản tốt hay không. Bạn có thể nhìn vào môi trường xung quanh. Nếu hội tụ các yếu tố về vị trí đắc địa, giao thông hoàn thiện, tiện ích đầy đủ, sinh thái trong lành. Thì đây đích thị là mảnh đất vàng thu hút cư dân.
Kinh nghiệm 6: Phân bổ rủi ro nhờ hình thức đầu tư theo nhóm
Nhà đầu tư vĩ đại của thế giới Warren Buffett có câu: “Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ”. Cho thấy, bạn phải phân bổ nguồn lực của mình để hạn chế các rủi ro. Trong đầu tư bất động sản đất nền cũng vậy. Bạn nên rót vốn vào nhiều mảnh đất khác nhau. Tuy nhiên, điều này yêu cầu bạn đảm bảo tài chính dồi dào. Thay vào đó, một bí quyết kinh doanh đất nền tương tự cũng có thể giảm thiểu rủi ro đó là đầu tư theo nhóm.
Một nhóm người cùng tham gia đầu tư một sản phẩm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư thành viên. Bởi vì, một nhóm sẽ hội tụ các thành viên có thế mạnh về một lĩnh vực nhất định giúp tăng khả năng thành công; đồng thời, nếu không may mắn, rủi ro cũng sẽ được chia đều cho mọi người.