Hoàn thuế là gì

Hoàn thuế là gì? Đối tượng nào sẽ được Hoàn thuế Giá trị Gia tăng??? Bài viết dưới đây Shimpleshop sẽ chia sẻ giúp bạn hiểu rõ về hoàn thuế và các trường hợp được hoàn thuế. Từ đó áp dụng vào cho đơn vị, doanh nghiệp của mình nhé!!

Hoàn thuế là gì?

Hoàn thuế là gì? Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

Hoàn thuế là hành vi của cơ quan có thẩm quyền thu thuế trả lại số tiền thuế đã thu của doanh nghiệp hoặc cá nhân trước đó do khoản thuế này bị thu sai hoặc quá mức thuế cần thu so với quy định của pháp luật hiện hành về thuế.

Mục đích của việc thực hiện hành vi hoàn thuế đó chính là nhắm bảo đảm những quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp trong khi đang làm việc, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự kiện hoàn thuế khi được thực hiện cũng sẽ khẳng định được tính chính xác và sự minh bạch của các biện pháp thu thuế mà nhà nước ta đang sử dụng.

Hoàn thuế được áp dụng với những đối tượng nào?

Đối tượng và thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân?

Việc hoàn thuế được áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là những trường hợp cơ quan quản lý sẽ tiến hành hoàn thuế cho người lao động:

  • Đối tượng nộp thuế tạm thời nhưng sau khi quyết toán lại phát hiện ra mức thuế thực không nhiều như vậy.
  • Quá trình quyết toán thuế giá trị gia tăng theo định kỳ quy định nhưng số thuế đầu vào của doanh nghiệp lớn hơn so với số thuế đầu ra.
  • Việc áp dụng thuế bị sai quy định về đối tượng nộp thuế, miễn giảm thuế và mức thuế suất.

Khi phát sinh việc hoàn thuế, cơ quan tài chính sẽ ra lệnh, tiến hành hoàn trả thuế cho người nộp. Còn kho bạc nhà nước sẽ thực hiện những thủ tục khác nhau. Từ đó, trực tiếp tiến hành hoàn trả thuế cho đối tượng nộp thuế.

Lúc này, các doanh nghiệp cần chú ý hợp tác. Từ đó, giúp việc hoàn thuế được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây chính là quyền lợi, nghĩa vụ của người nộp thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Các trường hợp được hoàn thuế

Theo điều 13 Luật thuế GTGT, các trường hợp hoàn thuế được qui định như sau:

-Trong ba tháng liên tục trở lên , nếu doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết thì sẽ được hoàn thuế( áp dụng với những doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế)

-Doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên trong một tháng thì được hoàn thuế.

-Khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động nhưng số thuế giá trị gia tăng nộp còn thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế.

-Doanh nghiệp được hoàn thuế khi có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Ý nghĩa của việc hoàn thuế là gì?

Hoàn thuế là gì? Thủ tục và các bước hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất

Việc quản lý, thu thuế không hề đơn giản. Đặc biệt là với một đất nước có tỷ lệ dân đông về hệ thống số hóa còn hạn chế, chưa phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, những sai sót trong quá trình thu thuế là khó lòng tránh khỏi. Nó có thể xuất phát từ người nộp thuế hoặc người có nghĩa vụ quản lý và thu thuế.

Ngoài ra, nhiều trường hợp việc thu thuế trước, quyết toán sau cũng khá phổ biến. Đây chính là nộp thuế tạm thời và thường doanh nghiệp sẽ nộp nhiều hơn số thuế thực.

Chính vì vậy, việc hoàn thuế mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó đảm bảo các doanh nghiệp có thể an tâm hoạt động, thực hiện nghĩa vụ thuế của mình mà không cần quá lo lắng về việc nộp thuế.

Có thể khẳng định rằng, việc hoàn thuế mang tới lực thúc đẩy vô cùng mạnh mẽ. Nó khiến nền kinh tế phát triển mạnh hơn nhờ doanh nghiệp an tâm phát triển. Đồng thời, làm minh bạch, rõ ràng những khoản thu và cách sử dụng cũng như trách nhiệm của nhà nước đối với những khoản thu đó.

Thủ tục hoàn thuế như thế nào?

Hoàn thuế giá trị gia tăng: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục thực hiện

Nhìn chung, thủ tục hoàn thuế đối với các loại thuế đều sẽ gồm các bước cơ bản sau đây:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ về hoàn thuế

Trong hồ sơ cần có các loại giấy tờ, tài liệu như là:

+ Giấy đề nghị về việc hoàn trả một hoặc một số khoản thu trong ngân sách nhà nước (Có mẫu ban hành kèm theo thông tư của Bộ tài chính)

+ Những tài liệu có liên quan, phục vụ cho yêu cầu về hoàn thuế (đối với từng loại thuế, trong từng trường hợp được hoàn thuế lại khác nhau)

– Bước 2: Cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế

Cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế có thể nộp hồ sơ hoàn thuế qua một trong các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền về thuế

+ Hoặc có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện

+ Hay gửi hồ sơ hoàn thuế qua hòm thư điện tử

Yêu cầu về số lượng đó là chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ hoàn thuế.

– Bước 3: Giải quyết yêu cầu về hoàn thuế

Ngoại trừ một số trường hợp có yêu cầu khác về việc lựa chọn đơn vị để được xử lý nhanh chóng hồ sơ hoàn thuế thì thông thường cơ quan quản lý về thuế và cơ quan hải quan được trao thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc hoàn thuế.

Dựa theo hướng dẫn của Bộ tài chính, quá trình hoàn thuế cần được xem xét và thẩm định.

Trong trường hợp đúng theo quy định cần được hoàn thuế thì cơ quán có thẩm quyền về hoàn thuế sẽ thực hiện thiết lập lệnh hoàn trả lại khoản thu hợp lệ tương ứng có quy định trong ngân sách nhà nước.

Sau đó, những cơ quan trên sẽ tiến hành rút tiền từ kho bạc nhà nước để chi trả khoản thuế được hoàn cho đối tượng phù hợp cần được hưởng.

Tạm kết

Trên đây là phần tư vấn của Shimpleshop về vấn đề hoàn thuế là gì?. Khách hàng muốn tìm hiểu thêm các thông tin pháp luật vui lòng truy cập website: Shimpleshop để được tư vấn về luật thuế, kế toán chi tiết hơn.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY