Bạn đang tìm hiểu về giá vốn hàng bán là gì? Công thức tính và cách hạch toán giá vốn hàng bán đúng chuẩn nhất? Bài viết sau đây,Shimpleshop sẽ chia sẻ cho bạn về khái niệm và phương pháp tính giá vốn hàng bán. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Giá vốn hàng bán là gì?
Thuật ngữ “Giá vốn hàng bán” là thuật ngữ phổ biến được dùng trong hầu hết các ngày, còn trong Tiếng anh thì được gọi là “Cost of goods sold”. Trong lĩnh vực kinh doanh, giá vốn hàng bán là 1 trong rất nhiều loại chi phí khác nhau để đầu tư để sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Các loại chi phí này có sự liên quan tới quá trình bán hàng trong kinh doanh, bao gồm các khoản như: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tồn kho… được hiểu theo lĩnh vực ngành kinh doanh thì giá vốn bán hàng là giá vốn của những mặt hàng đã sản xuất và được bán ra. Do đó, giá của vốn bán hàng sẽ bao gồm các tất cả các yếu tố về giá vốn như: Hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ… được đầu tư vào cùng 1 thời gian cụ thể.
Sau khi hiểu được giá vốn bao gồm rất nhiều các yếu tố, các chi phí khác nhau thì còn phải tìm hiểu về công ty. Vì mỗi công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có các cách tính giá vốn khác nhau.
-Công ty hoạt động chuyên về thương mại: Giá vốn hàng bán sẽ bao gốm tổng tất cả các chi phí trong quá trình nhập hàng về tới kho của công ty, bao gồm các chi phí như: Giá nhập hàng từ các nhà cung cấp sản phẩm, chi phí vận chuyển, các loại thuế, chi phí bảo hiểm của hàng hóa…
-Công ty chuyên về sản xuất: Giá vốn hàng bán của các công ty sản xuất sẽ bao gồm nhiều loại chi phí hơn giá vốn của các công ty thương mại vì phát sinh thêm khoản chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.
Các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến
Đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Ví dụ
Doanh nghiệp A vào đầu tháng có 300kg hàng tồn với giá nhập là 10.000 đồng/kg.
Ngày 5 nhập thêm 100kg với giá 11.000 đồng/kg
Ngày 10 xuất sử dụng 200kg
Ngày 15 nhập thêm 50kg với giá 10.000 đồng
Lúc này, giả sử số lượng hàng xuất ra ở ngày 10 gồm 100kg tồn đầu và 100kg hàng nhập thêm ở ngày 5. Vậy giá xuất kho lúc này theo phương pháp đích danh = 100 x 10.000 + 100 x 11.000 = 2.100.000 đồng.
Bình quân
Phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Nhập trước xuất trước
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.
Ví dụ
Doanh nghiệp có hàng hoá A tồn 200kg với giá nhập 5000 đồng/kg.
Ngày 1 nhập 50kg giá 6000 đồng/kg
Ngày 3 xuất sử dụng 230kg
Ngày 5 nhập 100kg giá 5500 đồng/kg
Vậy giá xuất kho của 230kg vào ngày 3 theo công thức FIFO = 200 x 5000 + 30 x 6000 = 1.180.000 đồng.
Phương pháp nhập sau xuất trước
Phương pháp nhập sau xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Ví dụ
Ngày 1, doanh nghiệp nhập 10 mặt hàng A với giá 10.000 đồng
Ngày 3, tiếp tục nhập thêm 5 mặt hàng A có giá 15.000 đồng
Ngày 5 thì doanh nghiệp bán được 6 sản phẩm, công thức lúc này sẽ được tính = 5 x 15.000 + 1 x 10.000 = 85.000 đồng.
Phương pháp giá bán lẻ
Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty bán lẻ để tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ. Công ty bán lẻ có thể sử dụng công thức để chuyển đổi từ giá bán lẻ về giá gốc:
Phương pháp này yêu cầu các nhà bán lẻ cần duy trì ghi chép:
- Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa được mua
- Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa sẵn có để bán
- Doanh thu trong kỳ
– Khi các bạn tính giá HTK thì có 2 phương pháp như sau:
+ Giá lẻ truyền thống
+ Giá gốc
Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán
Phương pháp tính giá vốn hàng bán này gọi là Bình quân gia quyền,sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Nhiều nơi khác, công thức tính này còn có tên gọi Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… Và đây cũng là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.
Theo phương pháp tính này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức:
MAC = ( A + B ) / C
Với:
- MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
- A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Với phương pháp tính giá vốn hàng bán này, cần đảm bảo thông tin số hàng tồn kho của bạn phải chính xác tuyệt đối. Bởi khi số lượng hàng tồn sai, sẽ dẫn đến cả tử số và mẫu số đều sai. Giá vốn bán hàng sai thì sẽ không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng được.
Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán đến hoạt động kinh doanh
Giá vốn được xem là một trong những yếu tố tương đối quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Đây là cơ sở để chủ kinh doanh có thể định giá sản phẩm cũng như phản ánh giá trị hàng hóa tại thời điểm nhập hàng vào kho.
Với lượng hàng hóa và loại sản phẩm đa dạng, hạch toán chính xác giá vốn sẽ giúp bạn có thể quản lý chi phí của hàng một cách chính xác và cụ thể nhất.
Cùng với đó, giá vốn hàng bán còn được hiểu như một chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, là cơ sở để tính lợi nhuận gộp giúp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng một cách chính xác nhất.
Sai lầm kế toán thường mắc phải
-Phương pháp Tính giá vốn hàng bán (HTK) không thống nhất giữa các kỳ. Việc DN áp dụng phương pháp không nhất quán dẫn tới số liệu không mang tính chất so sánh giữa các kì kế toán và so với DN khác, không đảm bảo nguyên tắc nhất quán quy định tại Chuẩn mực kế toán hiện hành số 01.
-Việc ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ như không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho…
-Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận HTK theo nguyên tắc giá gốc, trừ một số doanh nghiệp đặc thù như các doanh nghiệp chứng khoán thì họ xác định giá trị theo giá trị hợp lý của tài sản.
–Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định (thu mua hàng nông sản chỉ lập bảng kê mà không viết hóa đơn thu mua hàng nông sản theo quy định của Bộ tài chính).
-Không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài.
-Chưa lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán
-Hạch toán sai: không hạch toán theo phiếu xuất vật tư và phiếu nhập kho vật tư đã xuất nhưng không dùng hết mà chỉ hạch toán xuất kho theo số chênh lệch giữa phiếu xuất vật tư lớn hơn phiếu nhập lại vật tư.
Tạm kết
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được Giá vốn hàng bán là gì?, khi hiểu và nắm rõ được giá vốn bán hàng là gì, ta có thể thấy được tầm quan trọng của yếu tố này mà các nhà đầu tư quan tâm trong quá trình kinh doanh.