Nếu Bạn đã và đang có khách hàng, bạn muốn phát triển kinh doanh lên tầm cao mới thì bài viết này là phù hợp. Còn nếu sản phẩm hay dịch vụ đang dừng ở mức ý tưởng trong đầu hay trên trang giấy thì Bạn cần phải kiểm chứng cho đến khi có khách hàng thì thôi. Để áp dụng các chiến lược trong bài viết này bạn cần sản phẩm cụ thể và đã có khách hàng cho mình. Vậy thì hãy cùng Shimpleshop tìm hiểu về Chiến lược tăng doanh số bán hàng ngay nhé!
Doanh số bán hàng trong dòng chảy kinh doanh tổ chức
Doanh số bán hàng là tổng số tiền kiếm được do hoạt động kinh doanh bán ra của doanh nghiệp. Dưới đây là những ý nghĩa mà hoạt động bán hàng đem lại:
-Thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Doanh số bán hàng thể hiện sự liên kết giữa các bộ phận, đây là kết quả của nhiều phòng ban trong tổ chức.
-Thể hiện sự đúng đắn trong tầm nhìn của tổ chức: Khi doanh số bán hàng cao, điều đó đồng nghĩa sản phẩm được khách hàng tiếp nhập, hàng hóa của tổ chức đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đây là dấu hiệu chứng tỏ việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là đúng đắn.
-Động lực của nhân viên, tạo điều kiện tài chính của doanh nghiệp: Doanh số tăng đồng nghĩa với doanh thu tăng, doanh thu lớn phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất doanh nghiệp. Ngoài ra, khi doanh số lớn, đãi ngộ nhân sự cũng theo đó tăng.
Công thức phát triển kinh doanh – tăng doanh số bán hàng
-Tăng số lượng khách hàng (Customer) -> Gọi tắt là C
-Tăng giá trị trung bình trên 1 đơn hàng (Margin) -> Gọi tắt là M
-Tăng tần suất mua hàng lặp lại (Frequency) -> Gọi tắt là F
Vậy để tăng lợi nhuận bán hàng, bạn cần phải tăng các tiêu chí trên. Nếu tăng được cả 3 thì rất tốt, tuy nhiên bạn có thể tối ưu để thực hiện từng vấn đề cho phù hợp.
Công thức tăng doanh thu bán hàng như sau:
DOANH THU = C x M x F
Trên 93% doanh nghiệp đang chỉ tập trung vào duy nhất C. Chăm chăm đi mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, bán một lần rồi … lại tìm khách hàng mới khác.
Và đó là lý do để họ (và có thể cả bạn) còn rất rất nhiều cơ hội để phát triển, thông qua việc thúc đẩy M và F.
Vậy nên ưu tiên như thế nào với 3 yếu tố C, M, F?
Thứ tự nên ưu tiên trong công thức phát triển kinh doanh
Nhiều người sẽ vội vàng chọn C. Tăng số lượng khách hàng (Customer)
Nhưng chiến lược đúng để tăng trưởng nhanh & bền vững dành cho doanh nghiệp là: M -> F -> C
Trong mọi trường hợp, hãy luôn cố gắng theo trình tự phát triển này.
-Tăng giá trị trung bình trên 1 đơn hàng cao nhất có thể (tăng M)
-Tăng giá trị của một khách hàng, là cho khách hàng quay lại mua hàng nhiều lần (tăng F)
-Đẩy mạnh các kênh khai thác, tìm kiếm khách hàng mới (tăng C)
Tất nhiên chiến lược này không phải phù hợp với tất cả doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới. Khi chưa có sản phẩm, lượng khách hàng nhất định thì phải đi theo chiến lược khác. Tức cần tìm nhiều khách hàng mới sau đó gia tăng gái trị mua hàng của họ lên.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng yếu tố để thực hiện chiến lược tăng doanh số trên. Với từng yếu tố tôi sẽ liệt kê các chiến lược phổ biến cụ thể.
Các chiến lược tăng doanh số bán hàng
Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua Email
Cách này phù hợp với các công ty khởi nghiệp làm về B2B. Vì bản chất khách hàng doanh nghiệp và họ sẽ sử dụng mail thường xuyên hàng ngày. Do đó, cơ hội chuyển đổi sẽ cao hơn rất nhiều.
Về data, bạn có thể khai thác từ rất nhiều nguồn. Thường thì chất lượng từ các nguồn data mà bạn phải bỏ phí tương đối tốt. Dù hiệu năng chuyển đổi chỉ 1% nhưng với số lượng email lớn, doanh nghiệp của bạn có thể đạt được chỉ tiêu đề ra trong tháng.
Tăng doanh số bán hàng qua các kênh MXH
Cách này phù hợp với doanh nghiệp làm về B2C. Khách hàng là cá nhân. Họ sẽ hiện diện trên facebook, zalo…thường xuyên hơn.
Bạn có thể nhắn tin chào mời dịch vụ cho họ hoặc nhận tư vấn hỗ trợ miễn phí gì đó. Việc tham gia vào các group, hội nhóm facebook, trao đi những kiến thức giá trị cho cộng đồng cũng là một trong những cách xây dựng uy tín cho thương hiệu.
Thúc đẩy doanh số bằng thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân có ý nghĩa rất lớn trong việc “sống còn” của doanh nghiệp. Thương hiệu cá nhân uy tín sẽ góp phần thúc đẩy quá trình bán hàng thuận lợi.
Việc xây dựng thương hiệu cá nhân luôn là một quá trình dài và đòi hỏi những bước đi cẩn thận, vững chắc. Chính vì vậy, việc lên kế hoạch, chiến lược cụ thể, bài bản là điều cần phải làm.
Thúc đẩy doanh số bằng sản phẩm chủ lực
Sản phẩm chủ lực có thể nói là “bộ mặt” của doanh nghiệp. Đây là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất và là sản phẩm mà khách hàng nhắc đến đầu tiên khi nhớ đến doanh nghiệp.
Việc định vị được sản phẩm chủ lực phải mất một thời gian dài. Điều này được đánh giá dựa trên các con số (số lượng tiêu thụ). Khi đã xác định được sản phẩm chủ lực, vào giai đoạn đầu khi mà doanh nghiệp còn chưa vững mạnh, bạn nên tập trung để phát triển sản phẩm chủ lực đó.
Tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm chủ lực và một trong những bước nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Đó là lúc bạn có thể gia tăng doanh số bền vững.
Gia tăng doanh số bằng việc củng cố đội, nhóm
Bạn cần tinh khôn trong việc lựa chọn đối tác kinh doanh. Một đội, nhóm hoàn hảo là các mảnh ghép bổ trợ cho nhau. Người giỏi về vấn đề chuyên môn nên làm kỹ thuật, người cẩn thận, hiểu biết về luật nên làm kế toán, người sáng tạo nên làm marketing, người tư vấn tốt nên làm sale và người có khả năng lãnh đạo tốt sẽ là leader.
Các mảnh ghép phù hợp với nhau sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể thống nhất. Sự “thống nhất” này được thể hiện trong tư tưởng, quan điểm. Đó là tiền đề của một team làm việc hiệu quả.
Tạm kết
Trên đây là các chiến lược cơ bản giúp gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả, nếu làm tốt, chắc chắn những chiến lược này sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn bên cạnh mức doanh thu hiện tại mà doanh nghiệp của bạn đang có. Chúc bạn thành công!