Youtube ads là gì?

Youtube ads đang trở thành xu hướng mới trong digital marketing. Một điều dễ hiểu vì Youtube là mạng xã hội giải trí hàng đầu thế giới. Ước tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 1,9 tỷ active users hàng tháng và trên 30 triệu active users trong ngày. Vậy Youtube ads là gì? Shimpleshop sẽ hướng dẫn bạn ngay sau đây!

Youtube Ads là gì? Các hình thức của Youtube Ads? | Top Performance Agency

Youtube là gì?

Youtube là trang website chia sẻ Video. Người dùng có thể đăng ký tài khoản Youtube và tải Video lên Youtube không giới hạn. Ngoài ra người dùng có thể tiếp thị video của mình tới đông đảo người xem Video trên Youtube thông qua chia sẻ, gửi link, sử dụng quảng cáo Youtube,…v.v Youtube là kênh giải trí Video hữu ích cho mọi người, giúp người xem video một cách nhanh và thuận lợi.

Theo wikipedia: YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip. YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005. Dịch vụ đặt tại San Bruno sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như Video Blogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý.

Youtube là gì? Quảng cáo Youtube là gì?

 

Vào tháng 10 năm 2006, Google đã thông báo đạt được thỏa thuận để mua lại công ty này với giá 1,65 tỷ đô la Mỹ bằng cổ phiếu Google. Thỏa thuận được ký kết vào ngày 13 tháng 11, 2006.

Quảng cáo trên Youtube Ads là gì?

youtube ads là gì
youtube ads là gì?

Quảng cáo trên Youtube Ads là một hình thức quảng cáo online marketing thuộc hệ thống quảng cáo của Google. Tuy đã có từ rất lâu, nhưng Youtube Ads mới được phát mạnh gần đây.

Khi bạn thực hiện quảng cáo trên Youtube, bạn thường sẽ thấy các đoạn quảng cáo được xuất hiện các vị trí ở các trang khác nhau, khi thì được xuất hiện ở góc trên cùng bên phải hoặc có thể xuất hiện trước trang chủ Youtube.

Đó chỉ là cơ chế cơ bản hoạt động của Youtube. Ngoài ra thì còn nhiều định dạng quảng cáo khác nữa, không chỉ có video mà còn có cả đoạn text, banner và video,…

Quảng cáo trên Youtube ads thường được tính tiền từ các lượt Click, lượt hiển thị. Tùy vào hình thức mà bạn lựa chọn quảng cáo sẽ có các chi phí khác nhau. Ngoài việc tăng lượt tiếp cận cao mà còn giúp các doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của mình.

Lợi ích khi sử dụng quảng cáo trên Youtube

Điểm khác biệt khi quảng cáo trên Youtube so với các nền tảng khác chính là định dạng video. Một trong những cách gây ấn tượng và thu hút khán giả dễ dàng chính là âm thanh và hình ảnh. Không chỉ vậy nền tảng này còn giúp bạn tiếp cận với hơn 2 tỷ người dùng mỗi ngày. Các quảng cáo của bạn cũng sẽ tiếp cận với lượng khách hàng mục tiêu chuẩn xác hơn nhờ vào công cụ và dữ liệu từ người dùng vô cùng cụ thể. Nhà quảng cáo có thể theo dõi, chỉnh sửa và tối ưu chiến dịch của mình thông qua công cụ YouTube Analytics.

sử dụng YouTube Analytic để theo dõi và tối ưu chiến dịch | TopOnSeek

Tại sao nên chạy quảng cáo Youtube

Với hơn tỷ người dùng và 5 tỷ người vào Youtube xem mỗi ngày. Và tăng lượt view ở các thiết bị di động. Nên Youtube được cho là nền tảng quảng cáo hiệu quả nhất chỉ sau Google. Và cùng tìm hiểu 5 lý do tại sao nên chạy quảng cáo Youtube nhé

Lượt truy cập khổng lồ:

Có thể nói chia người dùng thành 2 loại chính: Là người tìm kiếm thông tin với người tìm kiếm các tương tác xã hội. Giữa công cụ tìm kiếm thông tin với tương tác xã hội, Youtube có thể tiếp cận người xem khổng lồ thông qua internet. Chính vì vậy mà content trên Youtube có thể tiếp cận 2 loại người này, điều mà các nền tảng khác chưa làm được

Youtube Ads ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng:

Được biết rằng nội dung trên Youtube Ads ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua của khách hàng. Theo nghiên cứu được biết rằng phần lớn khi người xem có nhu cầu mua mỹ phẩm, xe hơi hay Smartphon,.. đều bị ảnh hưởng bởi Youtube. Nếu các doanh nghiệp nào đang làm về mảng này thì đều bị ảnh hưởng bởi Youtube. Còn nếu không thì tìm các nền tảng dịch vụ khác để quảng cáo sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.

Theo dõi các chỉ số quảng cáo một cách dễ dàng:

Để có được chiến dịch quảng cáo hiệu quả thì các chỉ số rất quan trọng cũng như ngân sách của bạn có được đầu tư đúng chỗ. Và Youtube Ads sẽ giúp bạn theo dõi và có những chỉ số hiệu quả nhất

Với Youtube Ads bạn có thể theo dõi được:

-Lượt view

-Lượt tiếp cận

-Lượt click

-Lượt engagement

-Tần suất xem quảng cáo

-Video trong bao nhiêu %

Từ đó, bạn sẽ biết được quảng cáo của mình có được hiệu quả chưa. Nếu chưa thì cần điều điều chỉnh chỗ nào và tối ưu ở đâu cho chiến dịch quảng cáo trên Youtube Ads được hiệu quả.

Tối đa Target

Target sai không đúng đối tượng khiến cho ngân sách của bạn bị lãng phí trầm trọng. Đối với Youtube Ads thì việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông các tiêu chí sau: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và sở thích,…

Youtube Ads cho phép bạn tiếp cận tệp khách hàng cụ thể hơn. Ví dụ như bạn có thể tiếp cận những người mê mỹ phẩm đồ hiệu thay vì chỉ những người mua mỹ phẩm ). Ngoài ra, bạn còn có thể tiếp cận đến các khách hàng đang tìm kiếm hay quan tâm đến sản phẩm bạn đang bán trên Youtube Ads.

Ngoài các target khách hàng tiềm năng, bạn có thể gắn quảng cáo của mình ở các video có nhiều lượt view mà liên quan đến khách hàng mục tiêu của bạn

Tỉ lệ ROI cao với mọi mức chi phí khác nhau

So với hình thức quảng cáo trên Ti Vi truyền thống thì quảng cáo trên Youtube ads mang lại ROI rất cao. Muốn tỉ lệ ROI cao, bạn cần phải xem xét ngân sách của bạn bao nhiêu để chi trả. Tùy vào chi phí bạn bỏ ra bao nhiêu để có những kết quả tương ứng

Các định dạng quảng cáo trên Youtube

Hiện tại, Google cung cấp 6 định dạng quảng cáo chính trên Youtube hiện nay. Mỗi định dạng có độ dài, cách hoạt động và thời điểm xuất hiện khác nhau. Hãy cân nhắc và lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp với bạn.

Quảng cáo trong luồng

quảng cáo trong luồng trên Youtube

TrueView là tên gọi thú vị của Youtube cho hình thức thanh toán mà bạn chỉ trả tiền cho một lần hiển thị quảng cáo khi người dùng chọn xem nó. Những quảng cáo có định dạng này phát trước hoặc trong video. Đặc điểm nổi bật của định dạng này chính là người dùng có thể skip quảng cáo sau 5 giây đầu tiên. Bạn sẽ phải trả tiền khi người dùng đã xem 30 giây hoặc toàn bộ video quảng cáo của bạn hoặc tương tác với quảng cáo. Tùy thuộc vào điều nào đến trước.

Thông số kỹ thuật

-Vị trí: Trước, trong và cuối video

-Thời lượng video: Tối thiểu được đề xuất là 12 giây và tối đa 3 phút.

-CTA: CTA dài 10 ký tự và tiêu đề 15 ký tự

-Trả tiền cho: lượt xem hoặc nhấp chuột trong 30 giây hoặc số lần hiển thị

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua

Non-skippable in-stream ads trên Youtube | TopOnSeek

Theo thống kê, hơn 76% mọi người báo cáo rằng họ sẽ lựa chọn skip quảng cáo. Do đó, một số nhà quảng cáo chọn chạy quảng cáo trong luồng không kèm theo nút bỏ qua. Vậy khi nào bạn nên lựa chọn định dạng quảng cáo này? Đó là khi bạn mục đích của bạn là nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và tự tin rằng video của mình đủ sức để thu hút sự chú ý của khán giả.

Thông số kỹ thuật

-Vị trí: Trước, trong và cuối video

-Thời gian: Tối đa 6 giây

-Thời lượng video: Trước, trong và sau video.

-CTA: CTA dài 10 ký tự và tiêu đề 15 ký tự

-Trả tiền cho: Số lần hiển thị (CPM)

Bumper ads

định dạng bumper ads trên Youtube | TopOnSeek

Bumper ads là một dạng linh hoạt hơn so với quảng cáo ngắn không thể bỏ qua dưới 6 giây. Điểm chung giữa chúng chính là bạn trả tiền cho các lần hiển thị đầu. giữa và cuối video. Đây là lựa chọn tuyệt vời với các chiến dịch quảng cáo tiếp cận và nâng cao nhận thức.

Thông số kỹ thuật

-Thời lượng video:  tối thiểu 12 giây.

-Vị trí:Trước, trong và cuối video.

-Tiêu đề: 100 ký tự.

-Trả tiền cho: Nhấp chuột để bắt đầu lượt xem (CPC).

Video Discovery Ads (Quảng cáo được đề xuất)

Trong khi quảng cáo trong luồng hoạt động giống như truyền hình truyền thống, quảng cáo được đề xuất khá giống với quảng cáo bạn tìm thấy khi tìm kiếm trên Google Search.

quảng cáo khám phá trên Yotube| TopOnSeek

Quảng cáo được đề xuất bao gồm ba dòng văn bản cùng với hình thumbnail được thu nhỏ. Khi những người quan tâm nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển đến trang video hoặc kênh Youtube của bạn.

Quảng cáo không phải định dạng video (overlays, banner)

Đối với các nhà quảng cáo không có ngân sách cho video, Youtube cung cấp quảng cáo không phải video.

Quảng cáo hiển thị hình ảnh: Xuất hiện trên thanh bên phải và bao gồm hình ảnh, văn bản. Cùng CTA (call-to-action) có liên kết đến trang web của bạn.

Quảng cáo lớp phủ trong video (Overlay ads): Là những banner quảng cáo xuất hiện ngang phía dưới video. Đôi khi cũng có chưa các đoạn văn bản.

Định dạngTùy chọnĐơn vị (pixels)Loại tệpKích thước tệp tin
Overlay imageBắt buộc480×70.GIF, .PNG,.JPG150 Kb
Companion BannerCó hoặc không300×250.GIF, .PNG,.JPG150 Kb

Masthead Ads

Là video xuất hiện ở trên cùng của Trang chủ Youtube, được cấu hình cho cả thiết bị mobile và desktop. Định dạng quảng cáo này được dành cho 1 nhà quảng cáo ở mỗi quốc gia vào mỗi ngày.

định dạng Masthead Ads | TopOnSeek

Hiện tại, nhà quảng cáo có thể mua được định dạng này bằng cách trả theo CPM (Giá mỗi 1000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh phần tiêu đề, mô tả và nút CTA xuất hiện bên cạnh video.

Hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo video trên YouTube

Để khơi dậy nguồn cảm hứng tạo video quảng cáo một cách mạnh mẽ, hãy thử ngó nghiêng qua Bảng xếp hạng quảng cáo trên YouTube. Hàng tháng, YouTube sẽ cập nhật những video quảng cáo tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới tại đây.

Giờ thì, cùng bắt tay vào tạo quảng cáo video đầu tiên của bạn nhé!

Bước 1: Cài đặt Quảng cáo YouTube

Liên kết với Google Ads

Note: Bước liên kết này chỉ dành cho những cá nhân/ doanh nghiệp muốn thu tệp đối tượng Remarketing, nếu là thiết lập chạy quảng cáo bình thường thì không cần thiết.

Bước đầu tiên là liên kết tài khoản Google Ads của bạn với kênh YouTube của bạn.

Để thực hiện việc này, hãy đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn (hoặc My Client Center nếu bạn là Agency). Sau đó nhấp vào Công cụ (Tools) ở đầu trang và chọn mục Tài khoản (Linked Accounts) nằm ở cột Thiết lập (Setup).

Tải Video Ads lên YouTube

Tiếp theo Đăng nhập vào tài khoản YouTube, sau đó nhấp vào biểu tượng máy quay nhỏ ở góc trên bên phải của thanh menu. Tiếp tới, nhấp vào Tải lên video (Upload video).

Tải Video Ads lên YouTube

Sau đó sẽ xuất hiện một cửa sổ popup, chọn video bạn muốn tải lên.

Upload YouTube Ads Video

Hãy chắc chắn điền vào tất cả các thông tin cần thiết như tiêu đề, mô tả và thẻ.

Bước 2: Tạo chiến dịch quảng cáo mới

Khi bạn đã tải thành công video của mình lên, bạn đã sẵn sàng để thiết lập chiến dịch quảng cáo YouTube mĩ mãn nhất.

Trong màn hình tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào Tất cả các chiến dịch (All campaigns) ở thanh sidebar bên trái. Sau đó nhấp vào biểu tượng lớn màu xanh “+” để tạo một chiến dịch mới.

Tạo chiến dịch quảng cáo video YouTube mới

Sau đó bạn sẽ được đưa đến một cửa sổ để chọn loại chiến dịch. Hiện tại, Google sẽ cung cấp cho bạn 5 tùy chọn:

  1. Search
  2. Display
  3. Shopping
  4. Video
  5. Universal App

Giả sử khi bạn chọn “Video”, bạn cần chọn một mục tiêu tương ứng với mục tiêu chính mà bạn muốn chiến dịch của mình đạt được.

Chọn chiến dịch quảng cáo YouTube

Ví dụ: nếu bạn muốn sử dụng quảng cáo YouTube để tăng số lượng khách truy cập vào trang web của mình, bạn sẽ chọn mục tiêu Lưu lượng truy cập trang web (Website traffic) của YouTube. Sau đó, khi bạn tiếp tục thiết lập chiến dịch của mình, bạn sẽ thấy các tính năng và cài đặt được đề xuất có thể giúp bạn tạo ra lượt truy cập tới trang web của mình.

Bạn có thể thêm mới hoặc xóa bỏ mục tiêu bất cứ lúc nào. Và cùng với đó, bạn có thể tạo ra chiến dịch mà không cần xem tới các đề xuất của mục tiêu.

Bước 3: Định cấu hình Chiến dịch của bạn

Bây giờ, hãy cùng cấu hình cho chiến dịch của bạn.

Chọn Tên

Việc này chỉ sử dụng cho mục đích nội bộ, vì vậy hãy chọn một tên mô tả rõ ràng chiến dịch của bạn.

Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định chiến dịch khi bạn bắt đầu chạy nhiều chiến dịch trong Quảng cáo Google.

Đặt tên cho chiến dịch quảng cáo video Google

Đặt Ngân sách

Bắt đầu bằng cách đặt số tiền trung bình bạn muốn chi tiêu mỗi ngày.

Tốt nhất là nên bắt đầu bằng những con số nhỏ. Bằng cách đó, bạn có thể kiểm tra và tinh chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình để đảm bảo nhận được lợi tức đầu tư cao nhất có thể.

Đặt ngân sách cho quảng cáo YouTube

Bạn cũng có thể chọn phương thức tiêu chuẩn hoặc tăng tốc.

Tiêu chuẩn sẽ phân bổ ngân sách của bạn trong suốt cả ngày, trong khi tăng tốc sẽ hiển thị quảng cáo của bạn ở mọi nơi có cơ hội và ngân sách của bạn sẽ hết nhanh hơn.

Đầu tiên, hãy lựa chọn phương thức tăng tốc. Bằng cách này, bạn có thể nhanh chóng thu thập dữ liệu để sử dụng cho việc tối ưu hóa chiến dịch của mình.

Chọn ngày bắt đầu và kết thúc

Đơn giản chỉ cần nhập ngày bắt đầu và chọn ngày kết thúc.

Chọn ngày cho chiến dịch quảng cáo YouTube

Chọn Networks

Phần này cho phép bạn chọn nơi bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện.

Bởi vì chúng ta đang tạo một video quảng cáo, nên sẽ có 3 tuỳ chọn:

-Kết quả tìm kiếm của YouTube (YouTube search results): Quảng cáo có thể xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm YouTube. (Lựa chọn mục này sẽ chỉ cho phép bạn sử dụng định dạng quảng cáo TrueView Discovery Ads)

-YouTube videos: Quảng cáo sẽ xuất hiện trong video YouTube, trên các kênh và trang chủ YouTube.

-Các video partners trên display network: Điều này có nghĩa là quảng cáo của bạn cũng sẽ xuất hiện trên các “đại lộ” quảng cáo khác của Google.

Chọn YouTube Ads Networks

Chọn một ngôn ngữ và vị trí

Đảm bảo rằng bạn chọn đúng quốc gia và ngôn ngữ mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện.

Chọn ngôn ngữ - quốc gia cho quảng cáo video Google

Chọn chiến lược đặt giá thầu của bạn

Bây giờ bạn cần chọn cách bạn muốn trả cho chiến dịch của mình. Quảng cáo Google cung cấp 4 tùy chọn:

-Maximum CPV (giá mỗi lượt xem): Chi phí dựa trên số lượt xem và tương tác mà video nhận được.

-Maximum CPM (chi phí cho mỗi mille): Bạn sẽ bị tính phí cho mỗi nghìn lần hiển thị mà quảng cáo của bạn nhận được.

-Viewable CPM (chi phí cho mỗi mille hoặc vCPM): Bạn sẽ chỉ bị tính phí trên một nghìn lần hiển thị khi quảng cáo của bạn chắc chắn được nhìn thấy. Ví dụ: nếu người dùng truy cập vào trang của bạn và ngay lập tức thoát ra, bạn sẽ không bị tính phí.

-Target CPA: Chi phí dựa trên các hành động được thực hiện bởi người xem, chẳng hạn như nhấp vào quảng cáo của bạn.

Chiến lược đặt giá thầu cho Quảng cáo video YouTube

Trong ví dụ này, mục tiêu là tăng số lượng người truy cập trang web, vì vậy chúng ta sẽ chọn CPA Target. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ phải trả tiền cho những người xem có lượt chuyển đổi.

Chọn loại Inventory

Phần này cho phép bạn chỉ hiển thị quảng cáo của mình trên những nội dung phù hợp với thương hiệu của bạn.

Ví dụ: nếu bạn là doanh nghiệp dropshipping bán đồ chơi trẻ em, bạn sẽ không muốn quảng cáo của mình được hiển thị cùng với nội dung bạo lực hoặc tình dục.

Chọn cách hiển thị cho video quảng cáo Google

Bạn nên đọc qua từng tùy chọn để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ không bị hiển thị ở những nội dung không phù hợp.

Loại trừ nội dung

Phần này đi sâu hơn một chút bằng cách cho phép bạn chọn từ chối các danh mục nội dung nhạy cảm, chẳng hạn như các nhóm video bi kịch và xung đột, các vấn đề xã hội cực đoan.

Loại trừ nội dung cho video YouTube Ads

Một lần nữa, đừng bỏ qua bước này – nó có thể dẫn bạn đến những thảm họa thương hiệu!

Bước 4: Chọn những người bạn muốn tiếp cận

Trước khi bạn bắt đầu chọn đối tượng của mình, hãy đảm bảo đặt cho nhóm quảng cáo của bạn một tên mô tả. Bằng cách đó, bạn sẽ có thể sử dụng cùng lựa chọn đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.

Chọn nhân khẩu học

Đây là giai đoạn đầu tiên để mài giũa đối tượng mục tiêu của bạn .

Quảng cáo cho phép bạn xác định người bạn muốn tiếp cận bằng các tùy chọn như giới tính, tuổi tác và tình trạng của phụ huynh, v.v.

Thiết lập đối tượng mục tiêu cho quảng cáo video Google

Tiếp tục đối tượng mục tiêu của bạn

Trong phần này, Quảng cáo Google cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn để tìm thị trường mục tiêu hoàn hảo của bạn. Thật đáng để khám phá chúng và càng cụ thể càng tốt.

Tìm thị trường mục tiêu quảng cáo YouTube

Bước 5: Chọn nơi hiển thị quảng cáo

Tiếp theo, bạn có thể chọn loại nội dung cụ thể mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện.

Nhập từ khóa mục tiêu

Nhập hoặc dán từ khóa mục tiêu của bạn vào khung bằng một từ hoặc cụm từ trên mỗi dòng.

Thiết lập từ khoá quảng cáo YouTube

Bạn cũng có thể sử dụng Công cụ ý tưởng từ khóa (Get keyword ideas) giúp tìm các từ khóa liên quan để nhắm mục tiêu.

Chọn chủ đề

Đơn giản chỉ cần chọn bất kỳ chủ đề nào liên quan để hiển thị quảng cáo của bạn với những nội dung cụ thể.

Chọn chủ đề cho video YouTube Ads

Chọn vị trí quảng cáo của bạn

Giờ chúng ta sẽ chọn các địa điểm cụ thể mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị.

Nếu bạn để trống phần này, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên YouTube hoặc Mạng hiển thị nào phù hợp với các lựa chọn nhắm mục tiêu khác của bạn.

Bước 6: Chọn video tiếp thị của bạn

Tiếp theo, sử dụng thanh tìm kiếm để tìm video tiếp thị của bạn. Hoặc, nếu bạn chưa tải lên video của mình, hãy nhấp vào liên kết để tải nó lên YouTube.

Chọn video quảng cáo trên YouTube

Khi video của bạn xuất hiện, nhấp vào nó.

Vị trí đặt quảng cáo YouTube

Tạo quảng cáo trên YouTube

Bước 7: Cấu hình cho quảng cáo video YouTube

Cuối cùng, bạn cần chọn định dạng video.

Quảng cáo sẽ cho bạn thấy các tùy chọn có sẵn dựa trên các lựa chọn chiến dịch bạn đã thực hiện cho đến thời điểm này.

Cấu hình cho quảng cáo video trên YouTube

Sau đó, hãy thêm URL, CTA và tiêu đề của bạn.

Trong ví dụ này, chúng ta chọn định dạng In-stream ad. Hãy nhớ rằng, In-stream ad sẽ đi kèm biểu ngữ hiển thị đồng hành (Companion Display Banner). Vì vậy, trong trường hợp này, bạn có thể tải lên một hình ảnh hoặc để Quảng cáo tự động tạo một hình ảnh bằng cách sử dụng video từ kênh YouTube của bạn.

Để hoàn tất, nhấp vào Lưu và tiếp tục (Save and continue), và sau đó nhấp vào Tiếp tục tới chiến dịch (Continue to campaign).

Thiết lập thành công chiến dịch quảng cáo YouTube

Và xin chúc mừng, bạn vừa thiết lập thành công chiến dịch quảng cáo YouTube đầu tiên của mình!

 

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY