Sang nhượng quán cafe

Kinh doanh cần mặt bằng và khi bạn đã có được ký tưởng kinh doanh của mình thì có nhiều các để tìm kiếm mặt bằng như mua, thuê hay nhận sang nhượng mặt bằng, quyền kinh doanh quán. Nhưng làm thế nào để giúp bạn có được mặt bằng kinh doanh tốt, giá rẻ khi nhận sang nhượng thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cũng như đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất khi sang nhượng quán cafe? Cùng theo dõi bài viết ngay sau đây!

Sang nhượng quán cafe là gì?

Sang quán cafe: coi chừng mất tiền nếu thiếu kinh nghiệm! – Retro Coffee

Sang nhượng quán cafe nói chính xác hơn là quá trình sang nhượng mặt bằng của cửa hàng cafe từ người chủ cũ vì một vài lý do trong kinh doanh tới người sở hữu mới, tức là người được sang nhượng. Quá trình này diễn ra dưới các bản hợp đồng hợp pháp, người được sang nhượng sẽ được sở hữu hợp đồng thuê mặt bằng có mức giá tốt hơn và có sẵn cơ sở vật chất cùng lượng khách hàng nhất định của cửa hàng cũ.

Sang quán cafe và những rắc rối mà bạn có thể gặp phải


Hiện nay, bạn dễ dàng tìm thấy nhiều tin tức về chuyển nhượng mặt bằng, cụ thể là sang quán cafe trên Internet. Nhiều quán có lợi thế mặt tiền đẹp, lượng khách ổn định, kinh doanh tốt. Những quảng cáo này lan tràn khắp mọi nơi. Tuy nhiên, do nhiều lý do cá nhân như cần tiền mở rộng kinh doanh, chuyển công tác,… nên phải sang gấp.

Không ít người đã tin tưởng vào mẫu tin hấp dẫn ấy. Họ ngay lập tức ký kết hợp đồng sang nhượng mà chưa tìm hiểu kỹ để rồi gặp những rắc rối ngoài ý muốn. Thông thường, có 2 lý do chính mà nhiều người cần tìm người chuyển giao quán cafe.

Kinh doanh không tốt


Hàng loạt quán cafe đẹp đã xuất hiện trên thị trường với thức uống thơm ngon, đa dạng. Thế nên, không quá khó hiểu khi nhiều cửa hàng hoạt động không tốt bởi không sở hữu vị trí đắc địa. Hoặc cũng có thể do menu cafe, trà sữa, sinh tố không nhiều. Khi đó, bạn nên xem xét kỹ hoạt động kinh doanh của quán cafe cũ không tốt là do lý do gì? Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, những thay đổi cái tiến nếu quyết định nhận sang nhượng.

Cần di chuyển địa điểm kinh doanh của chủ thể


Nhiều chủ quán muốn sang quán cafe vì cần chuyển đổi nơi ở hoặc kinh doanh. Với lý do này, bạn cần phải tìm hiểu rõ ràng vì sao chủ thể kinh doanh muốn chuyển nhượng mặt bằng. Do yếu tố khách quan hay là chủ quan? Trước khi ký kết hợp đồng, bạn có thể hỏi các cửa hàng xung quanh hoặc hàng xóm để biết. Đây là việc làm rất quan trọng khi sang quán cafe và những điều cần lưu ý.

Bởi vì có không ít người muốn sang quán cafe để trốn nợ. Để rồi đến khi chủ nợ đến quấy phá, công việc kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra bạn cũng cần đề nghị làm việc trực tiếp với chủ thể cho thuê mặt bằng tránh trường hợp bị đòi mặt bằng khi kinh doanh khi hợp đồng hết hạn.

Lý do sang nhượng quán cafe

Theo kinh nghiệm của những người đã từng sang nhượng quán cà phê, có một số điểm cần cần chú ý sau:

– Thứ nhất: Khi muốn sang nhượng, người chủ sẽ có trăm vàn lý do: mới xin được việc nhà nước, sắp đi nước ngoài, chửa đẻ, …Tuy nhiên đa phần đều xuất phát từ nguyên nhân: Quán ế không có khách mới phải sang nhượng. Nếu quán vẫn kinh doanh ổn định, doanh thu tốt, thì không ai dại gì sang nhượng. Nhân viên đâu, người nhà đâu, bạn bè đâu? Sao miếng ngon thế lại để phần người ngoài?
– Thứ hai: Đã sang nhượng tức là đến bước đường cùng, không có khả năng tiếp tục đóng tiền nhà, nhưng nhiều chủ cửa hàng lại hét giá trên trời, vì sao? Để may mắn gặp “gà” họ sẽ gỡ lại số tiền thua lỗ của những tháng kinh doanh trước đó. Hét giá là việc của họ, còn việc trả giá là của người mua. Lúc này người mua phải tỉnh táo, không cần nhìn số tiền họ hét, mà phải đến thực tế nhìn đồ đạc của quán, liệt kê cụ thể chi tiết và định giá theo giá thanh lý, chứ không phải lấy nhượng mà giá đồ cũ còn đắt hơn cả mua mới.

– Thứ ba: Khi có ý định lấy nhượng lại 1 quán nào đó, đừng tiếc thời gian đến thăm dò địa bàn. Hãy đến trực tiếp quán xem tình hình họ buôn bán thế nào, lượng khách ra sao. Sau đó lân la ra hàng nước gần đấy (thông tấn xã vỉa hè) hỏi dò xem chủ nhà này là người như thế nào, quán này đã nhiều đời chủ thuê chưa, chủ thuê này làm ăn ở đây lâu chưa, quán có khách không,…

– Thứ tư: Chú ý thủ tục sang nhượng. Các chủ mới thường rất “máu” nhưng trong mọi trường hợp, bao giờ thương thảo rõ ràng điều khoản, 2 bên chốt phương án cuối cùng thì mới đặt cọc; bao giờ gặp nói chuyện được với chủ nhà mới trả đủ tiền. Ngoài ra, các chủ nhà sẽ tìm cách tăng giá nếu nhận thấy bạn kinh doanh có lãi. Vậy nên sau khi sang lại quán cà phê, nên làm hợp đồng rõ ràng. Lưu ý trong hợp đồng thuê nên ràng buộc không tăng giá trong thời hạn thuê. Trường hợp bất khả kháng tăng giá thì chỉ tăng tối đa 5-10%

– Thứ năm: Chuẩn bị đường rút lui. Khi kinh doanh, không ai muốn mình là người thua cuộc. Tuy nhiên, do nhiều lí do, có thể bạn sẽ phải tiếp tục sang lại quán cho người khác. Hãy lên kế hoạch để bản thân không bị lỗ quá nhiều và chuẩn bị sẵn tâm lý nếu tình huống xấu nhất xảy ra.

Thủ tục chuyển nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh

Thủ tục sang tên cửa hàng, quán

Cần quan tâm những thủ tục pháp lý nào khi sang nhượng quán? - Sang quán nhanh

Để sang nhượng quán cafe, quán ăn vặt, bún, quán internet… đều sẽ cần lưu ý đảm bảo các quy định về thủ tục pháp lý là sang tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật cửa cửa hàng kinh doanh:

-Đối với hộ kinh doanh cá thể: cần thay đổi chủ sở hữu

-Đối với doanh nghiệp: thay đổi người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên góp vốn,

Để thay đổi đăng ký kinh doanh thì người chuyển nhượng và nhận sang tên cửa hàng cần thay đổi đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh

Kinh doanh cá thể

Theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với những trường hợp kinh doanh cá thể khi sang nhượng cửa hàng, quán sẽ phải làm thay đổi chủ sở hữu đối. Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

– Thông báo thay đổi đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh cá thể.

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh cá thể: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

– Quyết định thay đổi người đại diện hợp pháp của chủ hộ kinh doanh cá thể.

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

– Bản sao công chứng văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu có)

– Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Kinh doanh theo doanh nghiệp

Để nhận sang nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục sang nhượng cửa hàng, làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm:

– Quyết định Chủ sở hữu/ hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông;

– Biên bản họp hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông ( đối với loại hình TNHH hai thành viên trở lên và Cổ đông);

– Giấy ĐKKD bản sao có chứng thực;

– Hợp đồng thanh lý;

– Biên bản thanh lý;

– CMND chứng thực của thành viên/ cổ đông liên quan.

Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Nộp hồ sơ tại bộ phận một của UBND huyện. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng Tài chính Kế hoạch sẽ hoàn tất thủ tục đổi tên người đại diện hợp pháp của Hộ kinh doanh cá thể trên GPKD.

Với trường hợp kinh doanh theo dạng doanh nghiệp, sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh (Thay đổi đại diện theo pháp luật) thì nộp đến cơ quan bạn đã đăng ký kinh doanh trước đó.

Thận trọng với hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh thuê lại

Tạm kết 

Trên đây là bài học xương máu cũng như những điều cần khắc cốt ghi tâm khi sang nhượng quán cafeShimpleshop đã chia sẻ với chúng tôi bạn có thể tham khảo, hy vọng rằng bạn sẽ tránh được những sai lầm trong việc sang nhượng quán

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY