Hiện nay, ở trên thế giới hình thức nhượng quyền thương hiệu đang rất phổ biến. Chúng ta khi đi trên đường không khó để bắt gặp những chuỗi cửa hàng nhượng quyền. Tại Việt Nam, một số thương hiệu phổ biến hiện nay như Trung Nguyên, ông Bầu, Ding tea,… Vậy thì vấn đề hôm nay Shimpleshop sẽ nói về nhượng quyền thương hiệu là gì? sẽ được tổng hợp trong bài viết sau đây.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Nhượng quyền thương hiệu hay còn được gọi với cái tên “Franchise”. Đây là một hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp, cá nhân nào đó được sử dụng tên thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để kinh doanh, được giới hạn trong một khoảng thời gian.
Giữa doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp được nhượng quyền sẽ có những ràng buộc nhất định có thể đó là một khoản phí, phần trăm doanh thu lợi nhuận hay lợi nhuận của cửa hàng.
Phân loại nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v … Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 4 loại hình nhượng quyền chính là: Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
Đúng như tên gọi, đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận.
Không chỉ được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, quan trọng hơn, bên nhận có quyền sử hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết trong công nghệ sản xuất/kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ (sản xuất, tiếp thị,…). Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là loại hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình, vv….
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)
Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.
-Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu thường có giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,vv…
-Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ là hình thức bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phổ biến với những thương hiệu như Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp),vv…
-Nhượng quyền công thức sản xuất và marketing sản phẩm xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.
Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý/ lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản, nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh. Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định mạnh mẽ về tài chính.
Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. Ở Việt Nam, Holiday Inc hay Marriott đều là những chuỗi nhà hàng khách sạn lớn sử dụng mô hình này.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)
Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ
Lợi Ích Của Nhượng Quyền Thương Hiệu
Để giảm rủi ro khi kinh doanh, nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhượng quyền thương hiệu. Khi nhận quyền thương hiệu, nhà đầu tư được phép sử dụng hình ảnh, thương hiệu đã thành công trên thị trường. Yếu tố này giúp mô hình của bạn có độ tin cậy cao và một nguồn khách hàng thân thiết.
Hơn nữa, tùy vào hình thức nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được hướng dẫn quy trình vận hành, chiếc lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, bí quyết sản xuất sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhân viên… giúp kinh doanh hiệu quả. Bên nhận quyền được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm từ đơn vị nhượng quyền. Chính sách này sẽ giúp các bạn giảm được chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.
<img class="i-amphtml-intrinsic-sizer" style="box-sizing: inherit; max-width: 100%; display: block !important;" role="presentation" src="data:;base64,” alt=”” aria-hidden=”true” />
Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như: phát triển một thương hiệu không phải của riêng mình, các ràng buộc về pháp lý, chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Đồng thời, mô hình của bạn cũng sẽ chịu chung rủi ro khi nếu bên nhượng quyền gặp vấn đề khi kinh doanh.
Quy Trình Nhượng Quyền Thương Hiệu
Thủ tục nhượng quyền
Theo điều 20, khoản 3 về quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, nhường quyền thương hiệu gồm các thủ tục sau:
Đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
Bên nhượng quyền có trách nhiệm bàn giao giấy phép đăng ký hoạt động và gửi thông báo bằng văn bản đến bên nhận quyền về việc thực hiện các bước đăng ký.
Hồ sơ nhượng quyền
Theo điều 19, khoản 3 trong quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, hồ sơ nhượng quyền thương hiệu bao gồm:
Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu theo quy định.
Các văn bản xác nhận khác như: giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
<img class="i-amphtml-intrinsic-sizer" style="box-sizing: inherit; max-width: 100%; display: block !important;" role="presentation" src="data:;base64,” alt=”” aria-hidden=”true” />
Các điều khoản quy định trong hợp đồng chuyển nhượng
Quy định về nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích, sự công bằng khi hợp tác giữa các bên. Sau đây một số nghĩa vụ đối tác nhận quyền cần lưu ý khi làm hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:
-Hỗ trợ chi phí và làm hồ sơ nhượng quyền.
-Hỗ trợ chi phí nội thất.
-Hỗ trợ tư vấn thiết kế không gian quán.
-Hỗ trợ đào tạo nhân viên, quản lý…
-Hỗ trợ đặt may đồng phục nhân viên.
-Tư vấn các chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý, điều hành.
Lưu ý khi nhượng quyền kinh doanh
Nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn mở một doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách rõ ràng.
Các yếu tố cần quan tâm đến khi nghiên cứu thị trường là:
-Thương hiệu nhượng quyền có thật sự tốt trên thị trường
-Sản phẩm hay dịch vụ nhượng quyền có thực sự đang phát triển tốt
-Nếu nhận nhượng quyền sản phẩm/dịch vụ đó có thật sự giúp ích được cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn
-Sản phẩm/dịch vụ phát triển tại tỉnh/thành phố đó có thực sự tốt không?
Và còn rất nhiều yếu tố khác mà doanh nghiệp nhượng quyền cũng như nhượng quyền cần xem xét một cách kỹ càng.
Hợp đồng pháp lý
Việc đưa ra quyết định nhượng quyền hay nhận nhượng quyền cần có hợp đồng rõ ràng giữa các bên với nhau.
Để tránh những rủi ro về mất tiền trong quá trình nhượng quyền cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương hiệu và đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng.
Hãy chắc chắn rằng, thương hiệu có đăng ký bảo hộ đầy đủ và các hoạt động không trái với pháp luật.
Chi phí phát sinh
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhượng quyền thường có các khoản chi phí phát sinh. Ngoài chi phí nhượng quyền, setup mặt bằng, thiết bị,… Chúng ta còn có chi phí hao tốn tài sản, sơn sửa,… Khi đó doanh nghiệp cần đảm bảo doanh thu và chi phí phát sinh để cân bằng được tài chính.
Tính đồng nhất và không được quyền tự do sáng tạo
Các chuỗi cửa hàng đều có sự đồng nhất về bố cục, cách sắp xếp thiết bị, nội thất,…Nếu khách hàng cảm thấy sự khác biệt về một đặc điểm nào đó, có khả năng họ sẽ xem đây là sự dối trá và không có ý định đến lần nữa. Sự sáng tạo thêm với một cửa hàng nhượng quyền sẽ đi kèm với vi phạm các điều khoản trong hợp đồng và hơn thế nữa.
Cạnh tranh chung chuỗi cửa hàng
Các thương hiệu nhượng quyền chung một chuỗi nhượng quyền không thể tránh khỏi việc cạnh tranh với nhau. Điều này cũng khiến các nhà nhượng quyền rất đau đầu.