Kinh doanh quán đồ uống, nhất là quán cafe đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp, nhưng muốn thành công phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? .Trong phần trả lời này, Shimpleshop sẽ cố gắng chia sẻ những kinh nghiệm về số vốn mở quán cà phê, một số chi phí setup quán cơ bản nhất bạn có thể tham khảo để bắt tay vào kinh doanh quán cafe nhé!
Lựa chọn hình thức mở quán cafe phù hợp.
Có nhiều mô hình kinh doanh quán cafe với các cơ hội và rủi ro khác nhau, vậy đầu tiên bạn nên lựa chọn cho mình một loại hình kinh doanh phù hợp với số vốn và những lợi thế bạn đang có khi kinh doanh loại hình này.
Quán cafe cóc vỉa hè:
Mở quán cafe cóc được rất nhiều người lựa chọn nhờ số vốn ít, chi phí thấp, rủi ro thấp. Nếu bạn có một số vốn khiêm tốn, hoặc sợ rủi ro khi kinh doanh thì nên chọn loại hình này.
Từ việc kinh doanh quán nước vỉa hè đến trở thành chủ của một chuỗi quán cafe lớn là điều hoàn toàn có thể khi bạn có sản phẩm chất lượng, phục vụ tận tâm với khách hàng.
Quán cafe take-away:
Cafe take away là loại hình quán cafe chỉ bán cho khách hàng mang đi, không có chỗ ngồi lại. Một số quán cafe take away đầu tư bảng hiệu lớn và không gian rộng cho khách order có thể ngồi lại như Passio, Effoc,.. nhưng cũng có một số quán chỉ là xe đẩy take away, không hề có không gian để ngồi. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều quán cafe take away kiểu này tại dọc các đoạn đường lớn nơi có nhiều xe qua lại buổi sáng.
Ưu điểm của loại hình quán này bên cạnh bỏ vốn ít, không tốn chi phí mặt bằng còn giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, tiền đầu tư vật dụng (bàn ghế, ly, tách,…).
Tuy nhiên do dễ kinh doanh nên mức độ cạnh tranh của hình thức mở quán cafe này khá gắt gao, nhất là các loại hình xe đẩy cafe.
Một điểm chung nữa của hai loại hình trên là hướng đến tầng lớp bình dân nên giá thành đồ uống cũng phải rẻ, nhưng chất lượng cần ngon, thời gian ban đầu tiền lời thu lại sẽ chưa cao.
Quán cafe sân vườn:
Mô hình quán cafe sân vườn khá kén người chịu đầu tư kinh doanh vì số vốn lớn do cần mặt bằng rộng, trang trí cầu kì, chi phí thuê nhân viên,…
Tuy nhiên loại hình mở quán cafe này được rất nhiều khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu đến thượng lưu ưa chuộng, giá thành cho một ly cafe không hề rẻ, nếu như chất lượng tốt khiến khách hàng thường xuyên quay lại có thể thu hồi lại số vốn bỏ ra nhanh chóng.
Loại hình này cũng có thể kết hợp buôn bán thêm đồ ăn sáng, các vật phẩm lưu niệm, đồ hand-made khá thành công.
Quán cafe nhượng quyền:
Đây là loại hình quán cafe theo kiểu mua lại toàn bộ thương hiệu, công thức pha chế, mẫu bàn ghế,… từ một quán đã nổi tiếng, ví dụ như mô hình cafe milano. Loại hình kinh doanh này đang là xu hướng mở quán cafe mới, đang dần xuất hiện rất nhiều ở các thành phố lớn.
Mở quán cafe nhượng quyền giúp đỡ tốn thời gian và chi phí xây dựng thương hiệu, cũng đồng thời kế thừa lượng khách trung thành của quán bán thương hiệu.
Tuy nhiên nếu khách hàng có ác cảm hoặc quán bán thương hiệu chất lượng đi xuống sẽ ảnh hưởng đến quán cafe của bạn.
Đăng kí giấy phép kinh doanh
Có rất nhiều người đặt câu hỏi mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có, bởi vì theo quy định của Pháp luật Việt Nam, mọi công dân, tổ chức muốn kinh doanh đều phải làm thủ tục xin phép với cơ quan nhà nước.
Một số giấy tờ cần phải chuẩn bị để đăng kí giấy phép kinh doanh mở quán cafe:
- Giấy đề nghị đăng kí.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thủ tục để đăng kí giấy phép kinh doanh:
- Gửi Giấy đề nghị đăng ký đến cơ quan đăng ký nơi mở quán.
- Đợi được xét duyệt giấy tờ.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có thể sửa đổi, bổ sung thông tin trong vòng 3 ngày).
Chọn địa điểm mở quán, thiết kế không gian quán cafe
- Trước đó, bạn cần xác định mô hình quán cafe phù hợp và đi theo định hướng của bạn: quán cafe thường, quán cafe take-away, quán cafe sân vườn hay quán cafe nhượng quyền…?
- Đối tượng khách hàng chính của quán là ai? Họ yêu thích phong cách nào, điều gì làm họ thấy ấn tượng?
- Số vốn bạn có thể bỏ ra cho địa điểm, mặt bằng và thiết kế?
Từ đó, bạn sẽ xác định được địa điểm mở quán và thiết kế không gian quán với phong cách phù hợp.
Nếu bạn dự định mở quán cafe lớn cần cố định địa điểm thì nên chọn lựa thật kĩ lưỡng. Ví dụ như quán cafe sân vườn, cần chọn địa điểm có không gian thoáng đãng, diện tích lớn, tốt nhất là không gần đường lớn để tránh khói bụi và tiếng ồn… Phong cách thiết kế chủ đạo là hướng đến sự tự nhiên, không gian thoáng mát, nhiều cây xanh… Còn quán cafe dành cho giới trẻ thì có thể chọn những địa điểm gần các trường đại học, phong cách đa dạng từ hiện đại, trẻ trung đến vintage, hoài cổ…
Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, phục vụ.
Để làm ra những ly cafe ngon làm hài lòng khách hàng cần phải có nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao, các thiết bị, dụng cụ pha chế hiện đại khi mở quán cafe.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn chuyên cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị, dụng cụ pha chế, bạn cần chọn cân nhắc kỹ để chọn đúng nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra cuối cùng.
Xây dựng đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên cũng tuỳ thuộc vào quy mô của quán và chi phí nhân sự mà bạn có thể bỏ ra. Nếu quán của bạn ở quy mô nhỏ, bạn có thể là người chịu trách nhiệm chính cho việc pha chế và quản lý chất lượng. Nếu quy mô lớn hơn, bạn có thể thuê một đội ngũ nhân viên pha chế và phục vụ, bạn chỉ là người điều hành và quản lý.
Những nhân viên phục vụ trong quán không những cần biết tư vấn, bán hàng mà phải có tác phong phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và niềm nở. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng khiến khách hàng có thể quay lại quán bạn thường xuyên.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý huấn luyện chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên tạo sự phối hợp ăn ý giữa nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân khẳng định sự chuyên nghiệp với khách hàng. Để đạt được những điều trên, bạn cũng cần chăm sóc nhân viên thật tốt, trả lương xứng đáng và là người truyền cảm hứng cho nhân viên.
Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả
Dù quán có quy mô nhỏ hay lớn, bạn cũng cần xây dựng quy trình quản lý hiệu quả. Từ quy trình quản lý kho, nhập hàng, quy trình chăm sóc khách hàng, quản lý nhân viên đến quy trình bán hàng kiểm kê, bán hàng… đều phải rõ ràng và hợp lý.
Xây dựng thương hiệu cho quán cafe
Nếu bạn xác định quán cafe có thương hiệu nhất định về lâu về dài thì cần một hệ thống giúp nhận diện và xây dựng thương cho quán.
Hệ thống này cơ bản bao gồm tên quán, logo, menu, bao bì…
Bạn cũng có thể tiếp thị bằng các kênh truyền thống hoặc các kênh truyền thống xã hội như Facebook Fanpage, Instagram, Youtube… Trong thời gian đầu có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi hay một số cách thức quảng bá quanh khu vực như phát tờ rơi, đặt booth dùng thử… để thu hút khách hàng. Lưu ý, việc tiếp thị phải đi đôi với chất lượng sản phẩm và phục vụ thì mới đem lại hiệu quả.
Trên đây là những vật dụng cần thiết khi mở quán cà phê các bạn không thể bỏ qua. Những yếu tố quyết định làm nên sự thành công khi mở quán cà phê là chất lượng đồ uống – không gian – phục vụ, do đó lựa chọn những thiết bị cho quán thật sự rất quan trọng. Hi vọng bạn sẽ sớm thành công với hướng đi mà mình đã lựa chọn!