Ngành quảng cáo ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của các bên nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng cho các thương hiệu. Bên cạnh các ngôi sao diễn viên, ca sĩ, chuyên gia, KOL thì những KOC cũng có tầm ảnh hưởng nhát định. Vậy KOC là gì? Mời bạn theo dõi các thông tin chi tiết dưới đây.
KOC là gì?
KOC là tên viết tắt của Key Opinion Consumer những người nói ra nhận định, cảm quan về một hàng hóa nào đó của nhãn hiệu nhằm điều hướng hành vi của người dùng. khái niệm này được phát triển dựa trên nền tảng của KOLs (những người có sức ảnh hưởng rộng).
KOLs thường là những người trước tiên dùng hàng hóa và tạo cấp độ ảnh hưởng chuyên sâu so sánh với Key consumer. Nếu KOLs cần đảm bảo cho nhãn hiệu về độ phủ và tầm ảnh hưởng thì KOC có nhiệm vụ đưa ra nhận định đánh giá chân thực nhất về hàng hóa cho người mua hàng, dịch vụ.
Thông thường, ý kiến của KOC mang tính đại diện cho nhận định cung của người dùng đối với hàng hóa. KOC được khá là nhiều người sử dụng tin tưởng bởi công đoạn thử nghiệm, và đưa rõ ra ý kiến hoặc khuyến cáo xung quanh hàng hóa. so với thị trường quy mô lớn như ở Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc thì phương pháp này có tác động đến quyết định thực hiện mua hàng của người dùng tốt hơn so với quảng cáo hàng ngày.
KOC và KOL khác nhau như thế nào?
KOL là viết tắt của từ Key Opinion Leader hay những người có sức ảnh hưởng trên mạng. Quy trình làm việc của KOLs thường là nhận booking từ các agency, sau đó tạo nội dung review sản phẩm theo yêu cầu (kịch bản, cách thức, nội dung,…).
KOLs có lượng fan lớn, nhưng không phải lúc nào họ cũng nhận được sự tin tưởng hoàn toàn của khán giả. Bởi như mình đã trình bày phía trên, khách hàng ngày càng thông minh, họ biết rõ video nào được tài trợ và video nào không. Cũng bởi vậy mà uy tín và tính xác thực của KOL không mạnh bằng người tiêu dùng đích thực (KOC).
Về phía KOCs, họ chính là những người tiêu dùng đích thực, nên đương nhiên sẽ có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của khách hàng. Chưa kể, KOC không bị phụ thuộc vào nhãn hàng, họ tự do lựa chọn những sản phẩm tốt nhất, tự lựa chọn hình thức truyền tải thông điệp và đưa ra những đánh giá khách quan. Nhờ đó sự tin tưởng ngày càng tăng cao.
Mặc dù nói vậy nhưng không có nghĩa là KOL bỏ đi. Tùy vào mục đích có thể sử dụng cả KOC và KOL để đem lại hiệu quả tốt nhất. KOL có lượng fan lớn nên thích hợp cho việc lan tỏa thương hiệu. KOC có lượng fan ít hơn nhưng chất lượng nên thích hợp cho việc gia tăng chuyển đổi.
Tại sao KOC đang dần thay thế KOL?
Ngày nay, khách hàng có nhiều lựa chọn khi mua sắm, trước khi mua một sản phẩm nào đó họ đều tìm hiểu rất kỹ. Đặc biệt là lời đánh giá của những khách hàng trước ngày càng có được tin tưởng, đó là lý do tại nhiều doanh nghiệp tìm hiểu KOC là gì và áp dụng nó.
Tiết kiệm chi phí
Khi làm việc với KOLs, nhãn hàng sẽ phải chi trả một khoản phí ban đầu gọi là phí booking. KOLs càng có nhiều follow, càng nổi tiếng thì phí booking càng lớn. Chưa kể phải trả thêm phí quảng bá sản phẩm tính theo mỗi bài đăng.
Với KOC, không có khoản phí này. Nhãn hàng có thể cung cấp sản phẩm cho KOCs trải nghiệm và trả hoa hồng trên mỗi sản phẩm KOC giới thiệu được, chi phí này rẻ hơn rất nhiều.
Hiệu quả cao
KOLs có lượng followers lớn nên không thể tránh khỏi trường hợp một số tài khoản mua hay “hack” follow ảo, tương tác ảo. Điều này khó kiểm soát và gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch.
Đối với KOC, người theo dõi chủ yếu là những người có nhu cầu, thường xuyên mua sắm, vậy nên hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Nhãn hàng cũng không lo tốn kém chi phí nếu chiến dịch không đạt hiệu quả.
Gây dựng lòng tin trong khách hàng
Người tiêu dùng có khả năng nhận biết một nội dung review để tâng bốc sản phẩm và một nội dung review khách quan. Những lời review hoa mỹ sẽ không còn hiệu quả. Quy mô người theo dõi dù có lớn đến đâu thì cũng không thể bằng tính chân thực.
KOC chính là đem lại những lời review, trải nghiệm thực tế nhất về sản phẩm cho khán giả. Không chỉ đem lại hiệu quả tức thời mà còn giúp xây dựng niềm tin trong dài hạn.
Chủ động hơn (đối với KOC)
Một KOLs bị tác động rất nhiều về những gì họ có thể nói trong một nội dung review. Để đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng đôi khi còn phải nói sai sự thật, điều này khiến KOLs đánh mất sự tin tưởng từ khán giả.
Nếu đã hiểu KOC là gì, bạn có thể thấy KOC có thể tự do lựa chọn những sản phẩm tốt nhất để giới thiệu đến khán giả của họ. Những đánh giá là khách quan và chân thực, nhờ đó mà khán giả ngày càng tin tưởng và yêu quý hơn.
Làm sao để đánh giá chất lượng xu hướng KOC?
Chỉ nói suông thì chúng ta không thể đo lường hiệu quả của các KOC mang lại. Thường các KOC được đánh giá dựa trên 3 nguồn chính RPG:
Relevant: Đây là chỉ số đo lường độ viral. Nó thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực/ ngành hàng khác nhau. Mỗi Influencer có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn với tần suất hoạt động, chia sẻ thường xuyên sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer. Độ phù hợp này được đánh giá trên Audience của KOL và Brand cùng Content KOL xây dựng tại kênh của họ.
Performance: Đây là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content. Đó là content mà KOL đã chia sẻ và quảng bá. Một Influencer được coi là có tác động lớn đến khách hàng là những Influencer chia sẻ những nội dung thu hút. Đặc biệt, phải được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến từ phía doanh nghiệp.
Growth: Growth không chỉ gói gọn vào những thông tin có sẵn về sản phẩm. Các thương hiệu phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng trên thị trường. Mục đích là có được một kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất. Qua đó, họ lựa chọn những KOL phù hợp với sản phẩm và ảnh hưởng lớn khách hàng mục tiêu. Nó giúp mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.
KOC kiếm tiền như thế nào?
Khác với KOLs, KOCs không nhận khoản “tiền tài trợ” ngay từ đầu, thay vào đó họ tự quảng bá và nhận được hoa hồng trên mỗi sản phẩm. Càng giúp bán được nhiều hàng, càng kiếm được nhiều tiền.
Về cách thức thì không có gì thay đổi. Có thể quảng bá sản phẩm bằng cách làm Youtube, Tiktok, mạng xã hội, website, tạo video hài hước, âm nhạc,…
Dưới đây là ví dụ về thu nhập của một KOC đang hợp tác với AccessTrade quảng bá các sản phẩm.
Để có được kết quả trên, bạn KOC này đã xây dựng một kênh Youtube 290N người theo dõi và hơn 100 video review mỹ phẩm. Chi phí nhiều nhất là sản phẩm thì đã được AccessTrade hỗ trợ, bạn KOC chỉ cần tập trung sáng tạo nội dung để chia sẻ với khán giả của mình.
Giới thiệu nền tảng KOC từ AccessTrade
KOC là một nền tảng mới ra mắt của AccessTrade tại Việt Nam.
Giới thiệu tổng quát
Access KOC là nền tảng kết nối trực tiếp KOC và các nhãn hàng giúp tối thiểu thời gian, tối đa hiệu quả, tạo nên cộng đồng hợp tác booking chất lượng với đa dạng ngành hàng, môi trường chuyên nghiệp và thu nhập hấp dẫn.
Các ngành hàng đang hỗ trợ như:
-Làm đẹp, mỹ phẩm
-Mẹ & bé
-Đời sống, nhà cửa
-Thời trang
-Công nghệ
-Đồ ăn
-…
HD đăng ký tài khoản
Bạn truy cập vào trang: https://discovery.koc.com.vn
Mình khuyên bạn nên đăng nhập bằng tài khoản AccessTrade để xem đầy đủ tính năng. Nếu không có thể đăng nhập bằng Facebook hoặc Google cũng được (bản giới hạn).
Các tính năng
Khám phá
Tìm hiểu thông tin KOCs đang hoạt động trên hệ thống.
Booking
Liên hệ làm việc với KOCs qua sự hỗ trợ và hướng dẫn của Accesstrade.
Quản lý chiến dịch
Tạo, theo dõi, sửa đổi chiến dịch đang chạy.
Xem báo cáo
Xem thống kê, đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch.
Vẫn đang cập nhật thêm.
Bộ giải pháp
Bạn đã hiểu KOC là gì. Dưới đây là những giải pháp mà KOC có thể đem lại cho các nhãn hàng và doanh nghiệp khi triển khai.
Tạm kết
Trên đây mình đã chia sẻ với bạn KOC là gì ,Shimpleshop hy vọng chúng sẽ hữu ích với bạn. Nếu là nhãn hàng, bạn có thể tham khảo KOC như một hình thức marketing mới cho doanh nghiệp hiệu quả và ít tốn kém hơn.Nếu là KOLs, bạn có thể tham khảo và quyết định chuyển hướng sang kiếm tiền với KOC nếu thấy phù hợp.