Insight khách hàng là gì?

Thấu hiểu insight – nhu cầu và mong muốn của khách hàng giờ đây là ưu tiên số một trong việc triển khai một chiến dịch Marketing thành công và đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc xây dựng và hình thành Data của khách hàng, thu thập tấn tần tật mọi hành vi có liên quan tới khách hàng mục tiêu.

Bài viết dưới đây Shimpleshop sẽ tìm hiểu khái niệm insight khách hàng là gì?, cũng như phương thức tiếp cận mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tối ưu hóa hiệu quả khi sử dụng insight của khách hàng.

Insight of the Day #3 — Steemit

Insight khách hàng là gì?

insight khách hàng là gì

Trước khi tìm cách đọc insight khách hàng, hãy dành một vài phút định hình chính xác insight khách hàng là gì. Để có thể định nghĩa được khái niệm này, bạn hãy tham khảo một số câu hỏi sau:

-Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

-Họ có mong muốn gì?

-Họ có thói quen gì?

-Hành vi mua hàng của họ ra sao?

-Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào?

Đáp án những câu hỏi đó là nhân tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Đó cũng là cách giải thích đơn giản nhất cho thuật ngữ mà MarketingAI muốn nhắc đến trong bài viết. insight khách hàng là gì

Insight khách hàng chính là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng, nhưng ẩn giấu sâu ở bên trong. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng sẽ có thể đưa ra những giải pháp “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa”, tạo nên sự khác biệt – làm khách hàng thoả mãn và tin dùng sản phẩm.

Ưu điểm của insight khách hàng là gì?

Tăng lợi thế cạnh tranh & giành quyền ưu tiên (Early bird)

Nghiên cứu Insight khách hàng tốt, công ty càng dễ dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Và từ đó có được nhiều lợi thế đáng kể. Bên cạnh đó, họ có thể tự chuẩn bị trước các kĩ năng cần thiết nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Gia tăng thị phần

Thấu hiểu khách hàng nghĩa là luôn đặt nhu cầu khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động. Nhờ vậy, doanh thu cũng như lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể bằng cách tối đa hóa doanh số.

Hơn hết, công ty dễ dàng khai thác các cơ hội chưa được khai thác trên thị trường. Và nếu việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì % thị phần sản phẩm cũng sẽ tăng nhanh.

Thay đổi chiến lược thích nghi với thời gian

Thay đổi trong kinh doanh là điều cần thiết. Phân tích insight khách hàng giúp xác định mong muốn hiện tại và có thể xảy ra trong tương lai của họ. Từ đó, công ty mới có thể đề xuất những thay đổi tương ứng.

Ngược lại, nếu không kịp thời thay đổi, không chỉ sản phẩm mà toàn bộ bộ máy hoạt động của công ty sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.

Thời gian thay đổi và nhu cầu người dùng cũng không ngừng thay đổi. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt xu hướng và nhanh chóng thay đổi bản thân để giữ chân họ. insight khách hàng là gì

Nhược điểm 

-Mặc dù các thông số ghi nhận từ Customer insight thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu thống kê. Song, luôn có một yếu tố con người mà không có lượng dữ liệu nào có thể diễn giải được. Bạn nên dựa vào kết quả từ 2 dạng dữ liệu online và offline để có cái nhìn chuẩn xác nhất.

-Đôi khi, người dùng thay đổi sở thích của họ rất nhanh. Và có thể các công ty khó theo kịp tốc độ thay đổi ấy. Việc loại bỏ sản phẩm cũ và tập trung quảng bá sản phẩm mới rất tốn kém. Chưa kể đến lợi nhuận, về lâu dài, khó mà đảm bảo được

-Insight khách hàng không thể áp dụng cho mọi kiểu khách hàng. Doanh nghiệp chỉ có thể dùng đáp ứng một kiểu hoặc một phân khúc khách hàng cụ thể nào đó. Dựa trên những hiểu biết thu thập được, công ty có thể tùy cơ ứng biến với sản phẩm của mình.

Nhưng đâu đó vẫn sẽ tồn tại một tỷ lệ phần trăm dân số nhất định hoặc ít hơn – những người sẽ không phù hợp với sự thay đổi ấy. Rất khó để làm hài lòng nhu cầu của tất cả mọi người.

Vai trò của Insight trong các hoạt động Marketing 

Khi phân tích đúng Insight khách hàng sẽ là điểm thuận lợi để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua. Điều này sẽ tạo nên thành công của các chiến dịch marketing.

Phân tích đúng Insight khách hàng
Phân tích đúng Insight khách hàng

Giúp gia tăng doanh thu và thị phần

Việc nghiên cứu và xác định đúng insight khách hàng giúp hiểu rõ được đâu là trọng tâm của hoạt động. Từ đó đề ra các phương án tập trung nâng cao cách thuyết phục khách hàng. Việc này giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và hiệu quả đạt được rất xứng đáng.

Giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ

Insight là căn cứ quan trọng để đưa ra những định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Đây là cách giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội trở thành người dẫn đầu thị trường, có nhiều lợi thế trong tay.

Dựa vào các kết quả phân tích và nghiên cứu bạn có thể khai thác thị trường hiện tại hiệu quả. Việc cung cấp các sản phẩm đặc biệt, hợp xu thế sẽ thu hút khách hàng và gia tăng sức cạnh tranh rất lớn.

Là cơ sở cho sự thay đổi chiến lược để thích nghi trong từng hoàn cảnh

Thị trường kinh doanh biến động mạnh trong từng giai đoạn, việc thích nghi và thay đổi là cách để tồn tại được lâu dài. Việc xác định đúng Insight khách hàng, dự đoán đúng xu hướng sẽ là cơ sở đưa ra các chiến lược sản phẩm, chiến dịch quảng cáo phù hợp với khách hàng.

Đối với hoạt động Marketing và kinh doanh, insight là cơ sở để tiến hành thuyết phục khách hàng, gia tăng doanh số và lợi thế.

Cách tìm kiếm insight khách hàng

Đây là bước đầu tiên mà các marketers cần thực hiện trong quá trình tìm kiếm insight thật sự của đối tượng mục tiêu.

Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Để có một cái nhìn bao quát chung về khách hàng mục tiêu, cần hiểu được những thông tin cơ bản của khách hàng.

Những thông tin cơ bản về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân…cho đến những thông tin sâu hơn về hành vi, thói quen mua hàng, sở thích… sẽ là tiền đề để tìm ra insight khách hàng sau này.

Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Tìm kiếm những nhóm nhu cầu của khách hàng. Mọi thứ đều bắt nguồn từ nhu cầu. Nhu cầu lại phát sinh từ những động lực sâu bên trong diễn biến tâm lý phức tạp được điều khiển bởi lý trí hoặc cảm xúc của khách hàng.

Vì vậy việc lên danh sách các nhóm nhu cầu của khách hàng sẽ giúp các nhà làm marketing có thể tìm ra những insight khách hàng chính xác, phục vụ cho quá trình nghiên cứu và các hoạt động marketing của doanh nghiệp được hiệu quả.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tìm insight khách hàng

Đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những nguồn thông tin quý giá mà doanh nghiệp có thể tận dụng.

Hãy xem kỹ những chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ, phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm nhu cầu, yếu tố tâm lý nào của khách hàng mục tiêu.

Đó là những thông tin rất giá trị để doanh nghiệp bạn có thể tham khảo trong việc tìm insight chính xác của khách hàng. Đừng bao giờ bỏ qua nguồn này vì có thể họ đã đi trước nhưng cách tiếp cận sai, hoặc thông điệp của họ chưa đủ mạnh mẽ…

Hơn tất thảy họ là đối thủ của bạn và điều đó có nghĩa là họ đang lấy khách hàng của bạn bằng cách nào đó?

Bước 4: Khảo sát thực tế 

Bởi vì insight là những gì ẩn giấu rất sâu dưới nhiều lớp vỏ bọc tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Thậm chí đôi khi họ cũng không ý thức được mong muốn thật sự của họ là gì.

Vì vậy các chiến dịch marketing nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà làm marketing thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định insight của khách hàng.

Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, bạn có thể hiểu được tâm lý, suy nghĩ thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ…qua việc đặt những câu hỏi khôn ngoan, lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, cử chỉ của họ, từ đó tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.

Thậm chí bạn chỉ cần ngồi một chỗ và quan sát đối tượng mục tiêu ra vào, tương tác nói chuyện với nhân viên bán hàng như thế nào, từ đó bạn cũng đã có thể thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích.

Bước 5: Tổng hợp số liệu, thông tin

Từ các bước nghiên cứu ở trên, từ việc vẽ chân dung khách hàng, nghiên cứu các nhóm nhu cầu của khách, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho đến khảo sát thực tế, các nhà làm marketing cần có quy trình chính xác để lưu lại các thông tin dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo các số liệu này mang tính khách quan và chính xác, tổng hợp lại tất cả các số liệu đó.

Bước 6: Phân tích số liệu

Sau khi đã tổng hợp được số liệu từ các nguồn nghiên cứu, bộ phận marketing cần có những giải pháp để phân tích số liệu và tổng hợp theo từng nhóm. Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu, thì những kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.

Bước 7: Xác định insight khách hàng

Từ các kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu số liệu, nhà làm marketing sẽ có cơ sở chính xác để đưa ra insight của khách hàng.

Nhưng một điều cần lưu ý là trước khi ứng dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu và phán đoán có chính xác hay không. Đừng vội vàng để mang insight đến toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Vì làm gì cũng sẽ có những rủi ro nhất định.

Vậy nên hãy thử nghiệm insight này trên cấp độ nhỏ hơn chiến dich hoặc một chiến dịch nhỏ đển xem xét đánh giá phản hồi của khách hàng.

 

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY