Giải pháp quản lý nhà hàng

Để mở chuỗi nhà hàng là chọn lựa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi lúc này bạn sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức từ việc quản lý, giữ vững được chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đến việc tuyển dụng, quản lý nhân viên lẫn kiểm soát dòng tiền ra vào. Nếu không tính toán kỹ, rất có thể đó là nước cờ hiểm đưa toàn hệ thống rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, chủ doanh nghiệp ngoài việc nâng cao khả năng quản trị, kiểm soát rủi ro thì phải biết trang bị kỹ năng và Giải pháp quản lý nhà hàng

10 cách quản lý nhà hàng giúp nâng cao năng suất hoạt động

Lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng

Theo như suy nghĩ của khá nhiều người, kinh doanh nhà hàng là một ngành “bội thu”. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công thậm chí là còn thua lỗ, thất bại. Do đó, việc xem xét kỹ lưỡng, lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, dự trù kinh phí chi tiết cho những hạng mục đầu tư là bước đầu tiên và cơ bản nhất nếu bạn muốn kinh doanh nhà hàng.
Kiểm soát ngân sách nhà hàng hiệu quả nhờ ước tính doanh thu

Chi phí mặt bằng

Tùy vào quy mô kinh doanh dự định của bạn và điều kiện vốn mà bạn có để thuê mặt bằng cho phù hợp. Bạn cần cân nhắc các yếu tố như: diện tích mặt bằng, vị trí trung tâm, điều kiện về giao thông đi lại, có chỗ để gửi xe cho khách. Chi phí này nên chiếm khoảng 25% tổng số vốn đầu tư của bạn.

Kế hoạch dự trù kinh phí 

Chi phí trang trí nội thất và trang thiết bị

10 thủ thuật "vàng" tối ưu chi phí vận hành nhà hàng, cafe

Chi phí này cũng tùy theo diện tích mặt bằng và số vốn của chủ nhà hàng. Chi phí này chiếm từ 3-5% tổng số vốn. Bạn nên lựa chọn mặt bằng phù hợp, không quá hư hại nhiều sẽ giúp tiết kiệm chi phí này. Khoản đầu tư này bao gồm: tiền xây dựng và tu sửa mặt bằng, tiền mua nội thất như bàn ghế, điều hòa, v.v… tiền các loại tủ đông đựng nguyên liệu, tiền mua các vật dụng bếp.

Chi phí nguyên vật liệu

Định lượng nguyên vật liệu trong nhà hàng và những điều cần biết

Để duy trì hoạt động của quán, đem lại những món ăn ngon cho khách hàng, bạn cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với loại chi phí cố định này, bạn cần chi trả 5-10 triệu đồng/ngày.

Chi phí truyền thông, marketing

Với những nhà hàng mới mở, bạn cần đầu tư khá nhiều cho chi phí này. Bạn có thể lựa chọn hình thức marketing truyền thống như tờ rơi, banner, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, voucher để thu hút, giữ chân khách hàng. Bạn cũng có thể sử dụng các kênh thông tin có sẵn như: Facebook, Website, Google để chạy quảng cáo đem hình ảnh nhà hàng của bạn đến gần hơn với khách hàng.

Kế hoạch dự trù kinh phí 

Chi phí nhân sự

Cách tính phần trăm chi phí nhân sự trong kinh doanh nhà hàng

Đây cũng là một loại chi phí cố định gồm tiền thuê nhân viên, quản lý, phục vụ. Tùy theo quy mô nhà hàng mà bạn tính toán để thuê số lượng nhân viên. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí này nếu tuyển dụng được nhân viên có chất lượng, tránh dư thừa vừa đảm bảo phục vụ chu đáo vừa tránh thất thoát tài sản.

Chi phí khác

Chi phí này bao gồm các khoản phát sinh như: điện nước, tiền thủ tục kinh doanh, các loại thuế kinh doanh nhà hàng, chi phí rủi ro cho những tháng kinh doanh đầu. Chi phí này thường chiếm tới 30% tổng vốn đầu tư của bạn. Bạn nên để ra tầm 100-200 triệu đồng cho những chi phí phát sinh trong hạng mục này.

 Quản lý nhân viên – bộ mặt của nhà hàng

Thường thì bạn – một người chủ chỉ tính đến khả năng làm việc của nhân viên mình như: họ có làm việc tốt không, làm có đủ giờ không,… mà dường như bạn đã bỏ lỡ một chi tiết khá quan trọng. Với một cửa hàng ăn uống, nhà hàng thì khách hàng của bạn chỉ tiếp xúc với duy nhất một vật thể sống, những nhân viên của bạn, đặc biệt là nhân viên phục vụ. Và điều gì sẽ xảy ra khi nhân viên của bạn thô lỗ, không tôn trọng khách hàng. Bạn đang đứng trên bờ vực phá sản đấy. Và sau đây là những mẹo nhỏ không những giúp bạn cải thiện hiệu quả làm việc của các nhân viên mà còn khiến họ thay đổi tư tưởng, cố gắng và tận tụy nhiều hơn trong công việc.

quản lý nhân viên nhà hàng

Mỗi nhà hàng có số lượng nhân viên khác nhau tùy vào quy mô nhưng thường thì sẽ có 2 ca làm việc. Vấn đề bạn cần giải quyết ở đây là làm sao để đảm bảo họ thực hiện tốt công việc của mình và phối hợp đồng đều với các nhân viên khác. Đây là câu trả lời:

–   Nếu bạn đang hướng tới một nhà hàng với chất lượng phục vụ tốt bậc nhất thì sở hữu những nhân viên làm việc dài hạn là điều cần thiết. Điều này ảnh hưởng đến cả chất lượng kết nối thông tin giữa họ và thêm và đó tạo ra một không khí làm việc thoải mái.

Thay đổi nhân viên thường xuyên gây ra cho bạn rất nhiều rắc rối:

+ Tăng lượng công việc cho các nhân viên hướng dẫn

+ Xác suất lỗi phục vụ cao

+ Nguy cơ thay đổi văn hóa tổ chứ

–   Đế đảm bảo các nhân viên được phân công việc hợp lý và được giám sát thường xuyên, bạn nên đề cử một trưởng nhóm nhân viên (như trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm bếp – đầu bếp,…). Đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm nhân viên trong nhà hàng, phân chia đúng người đúng việc. Khuyến khích các bộ phận việc hỗ trợ nhau là việc, báo cáo công việc hằng ngày và lương thưởng hợp lý.

Bên cạnh đó bạn cũng cần có những tài liệu đào tạo nhân viên mới khi bắt đầu làm việc tại nhà hàng, quán cafe. Nên thường xuyên nhắc nhở nhân viên các lưu ý khi phục vụ khách hàng như:

Luôn niềm nở đón tiếp khách hàng

Dẫu biết sẽ có những lúc nhân viên của bạn khó chịu và vô tình phục vụ khách hàng với một ánh mắt thiếu thân thiện hay hời hợt. Nhưng sẽ vô tình gây ấn tượng không tốt cho khách hàng và bạn sẽ mất nhiều doanh thu về sau này

Dọn ly, chén đĩa một cách tế nhị

Rất nhiều nhà hàng, quán cafe, nhân viên sẽ chủ động dọn ly cốc, chén đĩa mà khách hàng dùng hết. Điều này là đáng khen tuy nhiên sẽ có thể gây tình huống thiếu tế nhị khi khách chưa muốn dọn hoặc muốn dùng thêm nước uống miễn phí. Bạn nên nhắc nhân viên chủ động rót nước cho khách khi cảm thấy họ muốn dùng thêm. Việc làm nhỏ nhưng sẽ gây được cảm tình với khách hàng của bạn

Hiểu rõ các món trong menu để tư vấn khách chính xác

Khi nhân viên mới bắt đầu làm việc, bạn nên dành thời gian đào tạo kỹ về những món trong quán. Khi khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn thì nhân viên có thể dễ dàng gợi ý cho khách hàng.

 Người quản lý 

Thường thì các chủ nhà hàng kiêm luôn cho mình vai trò quản lý nhưng vì nhiều lí do khác nhau bạn thuê cho mình một quản lý riêng. Để quản lý nhà hàng tốt, bạn cần sở hữu:

–   Khả năng lan truyền và định hướng văn hóa lịch sự, tình cảm trong nhà hàng

–   Luôn tôn trọng tất cả mọi người kể cả các nhân viên cấp dưới, đối xử công bằng và tất nhiên là đối với cả khách hàng của bạn.

–   Quyết đoán, có kỹ thuật thu thập thông tin tốt từ các bộ phận khác

–   Khả năng quan sát, nhanh chóng nắm bắt được tình hình, vấn đề, khó khăn

–   Công bằng, phạt thưởng phân minh

–   Khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên

–   Sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của người khác

Khách hàng là thượng đế

Có nên coi "Khách hàng là thượng đế" ? - Atpcorp.vn

Câu nói “Khách hàng là thượng đế” thể hiện được tinh thần của giới kinh doanh nước Nhật Bản họ luôn coi trọng người mua hàng, khách hàng của mình, chăm sóc chu đáo tận tình, phục phụ hết mình để mang lại sự hài lòng cho khách hàng, để khách hàng khi đã tới mua hàng cho họ một lần lần sau sẽ đến nữa.

Đa số những người làm kinh doanh đều hiểu được tầm quan trọng của người mua hàng, khách hàng của mình. Bởi nếu chúng ta muốn tồn tại muốn kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhưng lại không quan tâm tới khách hàng thượng đế của mình thì chúng ta sẽ mãi mãi thất bại.

Quảng cáo truyền miệng

Người Việt Nam có chiều sâu về văn hóa và phong cách sống theo công đồng, với đơn vị cộng đồng nhỏ nhất là làng xóm. Đây thực sự là một nét khác biệt so với các đất nước phương Tây. Từ đó, phương thức Marketing cũng được điều chỉnh đôi chút. Biết rằng trong thời đại hiện nay, quảng cáo trên các trang mạng xã hội rất được ưa chuộng và có hiệu quả khá cao. Nhưng quảng cáo truyền miệng không những giúp cho bạn tiết kiệm chi phí mà hiệu quả của nó còn cao hơn hẳn khi bạn quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác, lên tới 80%.

 

marketing truyền miệng

Người Việt có xu hướng chia sẻ cho nhau rất nhiều việc, trong đó là những trải nghiệm của họ (ví dụ địa điểm đi chơi, ăn uống,..). Vì vậy để tận dụng điều này, bạn nên lôi kéo càng nhiều khách hàng nhất có thể để có được tác dụng theo cấp số nhân với quảng cáo truyền miệng. Bằng cách sử dụng các combo đồ ăn dành cho các nhóm người hay ngày lễ gia đình, tình nhân,.. bạn chắc chắn sẽ lôi kéo được rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Tạm kết 

Trên đây là những giải pháp quản lý nhà hàng hiệu quả. Shimpleshop hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đúc kết ra nhiều kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào thực tế công việc quản lý của mình. Chúc các bạn thành công!!!

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY