Digital platform là gì?

Nếu bạn đang muốn trở thành một Marketer thực thụ, bạn cần phải có một vốn kiến thức sâu rộng và phải thường xuyên trau dồi bản thân. Đối với những bạn mới bước chân vào lĩnh vực này thì việc hiểu các thuật ngữ là điều cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây Shimpleshop sẽ giúp bạn hiểu được Digital platform là gì? và cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị khác.

PlatformDIGITAL® | Digital Realty

Digital Platform là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu thế nào là platform. Trong tiếng Việt nó có nghĩa là nền tảng kết nối. Nói đến platform trong kinh doanh là nói đến hệ thống giúp khách hàng và nhà sản xuất có thể dễ dàng tương tác, trao đổi và tạo ra giá trị cho nhau. Chẳng hạn như chợ truyền thống, sàn chứng khoán cũng là các dạng platform giúp kết nối người bán và người mua. Hay như Grab, một platform công nghệ nổi tiếng giúp nối kết tài xế và người cần di chuyển…

Digital Platform

Digital Platform có thể hiểu là nền tảng kỹ thuật số với đặc điểm là hoạt động thường xuyên và hầu như không ngừng nghỉ. Digital Platform cho phép các thương hiệu có thể chạy một hoặc nhiều chương trình cụ thể. Tuy nhiên nó không hoàn toàn giống với các face, banner hay là quảng cáo ngắn 30 giây.

Digital Platform nhằm mục đích tăng cường tương tác một cách hợp lý với người dùng ở nhiều cấp độ khác nhau. Đối với một số thương hiệu sẽ là việc tăng cường tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Kết hợp với các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Với một số thương hiệu khác là hoạt động tương tác với người dùng. Việc kết nối được thực hiện một cách có hiệu quả, có giá trị.

Tóm lại, nếu bạn là một Marketer và muốn là người chiến thắng thì bạn cần phải xây dựng các platform tương tác tốt với quý khách hàng cho thương hiệu của chính bản thân mình.

Platform trong marketing là gì?

Trong marketing, chúng ta quan tâm và ứng dụng nhiều nhất là digital platform. Digital platform là những hoạt động có tính chất thường xuyên, liên tục và hầu như không ngừng nghỉ (always-on environment). Các digital platform cho phép doanh nghiệp tăng sự hiện diện liên tục trên môi trường internet.

Các digital platform tồn tại với mục đích là tăng tương tác giữa người dùng với thương hiệu ở nhiều cấp độ. Điều này có nghĩa là thương hiệu sẽ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Cùng với việc quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu. Digital platform còn là nền tảng kết nối người tiêu dùng với nhau. Tạo ra những giá trị mới hơn có ý nghĩa với người dùng.

platform-trong-marketing-la-gi

7 nền tảng Digital Marketing hàng đầu

Các doanh nghiệp có quá nhiều nền tảng để triển khai kế hoạch tương tác khách hàng với thương hiệu. Cùng Adsmo tìm ra 7 nền tảng Digital Marketing mạnh mẽ nhất hiện nay để các doanh nghiệp có thể lựa chọn để triển khai chiến dịch Marketing thành công.

Social Media

Social Media

Người tiêu dùng ngày nay phụ thuộc vào các nền tảng Social Media. Chúng cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng theo nhiều cách. Mỗi Platform có một cách để nhà tiếp thị tạo chiến dịch quảng cáo trả phí và phân khúc đối tượng mục tiêu để hiển thị quảng cáo khác  nhau.

Các Social Media Platform phổ biến ở Việt Nam là:

-Facebook

-Youtube

-Instagram

-Tiktok

-Zalo

-Linkedin

Để chọn được nền tảng phù hợp với thương hiệu, nhà tiếp thị cần biết: Tệp khách hàng của bạn có ở đó không, họ có tương tác với thương hiệu không và nền tảng đó có phù hợp với cá tính của thương hiệu.

Ví dụ: Nếu thương hiệu bạn muốn nhắm đến đối tượng thế hệ trẻ, giới tính nữ thì Instagram là lựa chọn hàng đầu. Nền tảng này có lượng người dùng là nữ giới nhiều hơn nam giới và có nhiều người dùng dưới 25 tuổi hơn các nền tảng khác.

Nếu doanh nghiệp của bạn theo mô hình B2B thì chiến dịch truyền thông sẽ thành công hơn trên Linkedin, một nền tảng với người dùng chủ yếu là các chuyên gia, ở đây bạn không chỉ kết nối được với các doanh nghiệp Việt mà còn tìm được các đối tác tiềm năng ở thị trường nước ngoài.

Influencer Marketing

Influencer Marketing là nền tảng hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu. Thay vì quảng cáo trực tiếp, thương hiệu có thể truyền tải thông điệp đến khách hàng bằng cách hợp tác với người nổi tiếng hoặc chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.

Sử dụng sức mạnh của người có ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể:

-Xây dựng nhận diện thương hiệu rộng rãi

-Tăng độ tin cậy thương hiệu

-Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

-Tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng, tỷ lệ chốt đơn cao

-Tăng tỷ lệ ROI, mang về nhiều lợi nhuận trên chi phí đầu tư

Tuy nhiên, nền tảng Digital Marketing này không có một khuôn mẫu nhất định, mỗi chiến dịch sẽ phù hợp với influencer khác nhau. Để có một chiến dịch Influencer Marketing thành công, việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải chọn đúng người nổi tiếng phù hợp với đối tượng mục tiêu. Sau đó, xây dựng một câu chuyện phù hợp với thương hiệu và influencer.

Email Marketing

Email Marketing cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng cũ/ khách hàng tiềm năng bằng cách gửi cho họ các bản tin/ ưu đãi dựa trên lịch sử mua sắm/ tương tác với thương hiệu trước đó.

Đây là một trong những nền tảng Digital Marketing hiệu quả về chi phí nhất. Không chỉ dễ dàng triển khai, bạn toàn quyền kiểm soát hiệu quả của chiến dịch thông qua một số chỉ số như:

-Số email gửi thành công

-Số email được mở

-Đối tượng mở email bao nhiêu lần

-Thời gian đối tượng xem email là bao nhiêu

Thông thường, Email Marketing sẽ là công cụ bổ trợ, để tăng hiệu quả cho một chiến dịch cụ thể nào đó như: Khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm mới, quảng cáo tiếp thị lại cho Facebook và Google Ads,…

Content Marketing

Content Marketing cho phép nhà tiếp thị chủ động trả lời câu hỏi của người dùng. Nhà tiếp thị sẽ tạo nội dung văn bản, video, hình ảnh,… để trả lời câu hỏi hoặc cung cấp ngữ cảnh cho người dùng theo 3 giai đoạn trong hành trình khách hàng:

-Giai đoạn nhận biết: Người mua nhận ra nhu cầu của họ

-Giai đoạn cân nhắc: Người mua lựa chọn cách giải quyết để thỏa mãn nhu cầu này

-Giai đoạn quyết định: Người mua quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu.

Content Marketing

SEO

SEO thường đi kèm với Content Marketing. Tối ưu công cụ tìm kiếm góp phần giúp nội dung đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm Google, Bing,…. và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Để làm được điều này doanh nghiệp phải tối ưu hóa nội dung đáp ứng được trải nghiệm của người dùng và đảm bảo một số yếu tố kỹ thuật để trình thu thập dữ liệu web của công cụ tìm kiếm tìm thấy và lập chỉ mục nội dung này.

PPC

Pay Per Click là hình thức quảng cáo trả phí cho phép doanh nghiệp mua lưu lượng truy cập cho website. Quảng cáo được đặt trên các website hoặc công cụ tìm kiếm Google, Bing, doanh nghiệp sẽ trả tiền khi quảng cáo được click vào.

Các quảng cáo PPC có thể là Google Ads, quảng cáo banner, GDN,…

Affiliate Marketing

Có thể hiểu Affiliate Marketing tương tự như các chương trình giới thiệu. Doanh nghiệp sẽ làm việc với cá nhân và tổ chức thứ 3, họ sẽ quảng bá sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp để đổi lấy phí hoa hồng từ mỗi lần bán hàng.

Tiếp thị liên kết giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và giảm bớt lượng công việc. Tuy nhiên, bạn đang đặt danh tiếng thương hiệu của mình vào tay người khác nên đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ hơn.

Tạm kết 

Trên đây là 7 nền tảng Digital Marketing mạnh mẽ nhất hiện nay. Mặc dù vẫn còn rất nhiều nền tảng khác, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải biết thương hiệu của mình phù hợp với Platform nào. Bạn đang hứng thú với Digital platform thì hãy liên hệ ngay với Shimpleshop  để được tư vấn chi tiết nhất.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY