CPO là gì?

CPO là gì? Ngày nay, quảng cáo hiển thị đang dần trở thành một trong những phương thức Marketing không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết về các phương thức tính phí quảng cáo chưa? Vậy CPO là gì?.Trong bài viết dưới đây,Shimpleshop sẽ giới thiệu đến bạn về một trong những khái niệm cơ bản trong những loại hình quảng cáo tính phí, chính là CPO

Kiếm tiền CPO là gì? Top 5 CPO Network tốt nhất tại Việt Nam - WEBICO BLOG

CPO là gì?

Kiếm tiền CPO là gì? Top 5 CPO Network tốt nhất tại Việt Nam - WEBICO BLOG

Về cơ bản CPO là từ viết tắt của Cost Per Order. Tức là cách làm tiếp thị liên kết mà commission được tính trên mỗi đơn đặt hàng.

Cụ thể hơn, ngay sau khi khách hàng click vào liên kết của bạn, hoàn thành đơn đặt hàng và nhà cung cấp sản phẩm sẽ gọi điện xác nhận với khách hàng thành công là commission sẽ được tính ngay cho bạn.

Khác với CPS (Cost Per Sales) khách hàng sẽ phải thanh toán thành công và nhận hàng thì commission mới được tính cho bạn.

Đến đây Ngọc tin chắc bạn đang cảm thấy hào hứng với hình thức kiếm tiền với CPO quá rồi phải không?

Chưa đâu, ngay bên dưới đây Ngọc sẽ cho bạn một số thông tin mà chắc chắn bạn sẽ còn cảm thấy bị kích thích hơn gấp nhiều lần đấy!  😉

Lợi thế khi kiếm tiền với CPO là gì?

Nếu bạn đã từng làm tiếp thị liên kết theo hình thức CPS truyền thống thì chắc đã qúa quen với việc tự làm tất cả những việc như: Xây dựng blog/website, tạo landing-page (trang đích), tối ưu content (nội dung),…

Nhưng khi kiếm tiền với hình thức CPO thì khác, bạn sẽ có một số lợi thế như sau:

Được sử dụng landing-page sẵn có của nhà cung cấp sản phẩm

Vì là hình thức CPO, tức là chuyển đổi được tính qua đơn đặt hàng do đó hầu hết các nhà cung cấp sản phẩm đều có sẵn landing-page cho bạn.

Trong landing-page sẽ có nội dung (text và hình ảnh + mẫu đặt hàng) đã được tối ưu rất tốt và vì thế bạn sẽ không cần làm riêng một landing-page nữa. (tất nhiên nếu bạn muốn làm riêng thì vẫn có thể)

Hình bên dưới là một trang landing-page đã được tối ưu cho người làm tiếp thị liên kết với hình thức CPO, bạn cũng có thể xem trực tiếp landing-page kiem tien voi cpo la gi

Ngoài Landing-page còn có Pre Landing-page

Thông thường Landing-page sẽ tập trung vào việc chốt ngay đơn hàng thì Pre Landing-page sẽ cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm và mang tính giáo dục khách hàng hơn.

Tức là với nhóm khách hàng mới bạn có thể đưa họ về Pre Landing-page để cung cấp thông tin sản phẩm, bằng chứng hiệu quả… sau đó họ sẽ tiếp tục di chuyển sang Landing-page để đặt hàng.

cach kiem tien voi hinh thuc cpo

Việc này rất hiệu quả và thường sẽ cho bạn nhiều lựa chọn để target đến các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.

Commission (hoa hồng) của CPO thường rất cao

Khi làm CPO thường commission khá cao, hiện tại theo Ngọc thấy tỷ lệ chia hoa hồng thường giao động động từ 200.000 – 400.000đ/mỗi đơn đặt hàng thành công. So với các nghành hàng khác qua cách làm CPS thì tỷ lệ này vượt trội hơn rất nhiều.

Bên dưới là hình ảnh commission được trả theo USD của một mạng CPO tại nước ngoài.

commission khi lam CPO

Còn đây là là commission của mạng CPO tại Việt Nam

hoa hong khi lam cpo

Dễ tạo ra chuyển đổi (conversion) hơn

Tất nhiên rồi, Landing-page được tối ưu với hình ảnh đẹp mắt, content hay,… là yếu tố đầu tiên giúp tạo ra chuyển đổi tốt.

Nhưng… với hình thức CPO có một điều đặc biệt hơn đó là nhà cung cấp luôn luôn có một đội ngũ telesales (bán hàng qua điện thoại) trực tổng đài (call center) để chăm sóc khách hàng rất tốt.

cpo la gi

Vì thế việc của bạn là chỉ cần đưa khách hàng đến landing-page qua link liên kết, ở đây họ sẽ điền thông tin, số điện thoại vào và ngay sau đó đội ngũ telesales sẽ thực hiện một cuộc gọi tư vấn, chốt đơn cho bạn.

Cũng lưu ý thêm, việc khách hàng điền số điện thoại vào để nhận tư vấn sẽ luôn luôn dễ hơn việc quyết định nhập thông tin thanh toán nên thường tỷ lệ chuyển đổi cao là lý do này đấy!

Kháck hàng xác nhận thành công, commission sẽ được tính cho bạn! Rất đơn giản.

Với hình thức CPS thì khách hàng cần tạo đơn hàng, thanh toán, chờ hàng giao đến thành công… thì sau đó commission mới được tính. Chưa kể khách hàng đặt rồi, suy nghĩ lại huỷ đơn thậm chí nhận hàng rồi đổi trả… bạn cũng sẽ không được tính commission.

Hình thức CPO có khó không?

Để mà nói hình thức cpo có khó không thì câu trả lời là tùy thuộc vào ngành hàng cũng như sản phẩm mà bạn lựa chọn. Vì mỗi một ngành hàng, mỗi một cách làm khác nhau, mỗi người sẽ có những lựa chọn riêng cho mình. Vì với các nghành hàng thông thường như vật dụng gia đình, thiết bị điện tử, du lịch… thì thường chúng ta buộc phải làm theo kiểu CPS.

Còn CPO sẽ phù hợp hơn đối với các nghành hàng cần sự tư vấn trước khi quyết định mua hàng, đó chính là lĩnh vực làm đẹp, sức khoẻ.

Những sản phẩm này khách hàng thường cần rất nhiều thông tin tư vấn, và đội ngũ tetesales là người sẽ đảm nhận việc đó, còn việc của bạn (người làm tiếp thị liên kết) là tiếp cận được khách hàng tiềm năng, cung cấp thông tin ban đầu cho họ, khiến họ click vào link liên kết để đến trang landing-page và nhập thông tin vào form.

Ưu điểm khi kiếm tiền với CPO là gì?

Khi bạn kiếm tiền với các hình thức khác như CPS hay CPA một điều bạn nhận ra rằng hoa hồng bạn nhận được trên mỗi sản phẩm là rất thấp, việc bạn phải bỏ rất nhiều công để tạo blogger, website, tạo landing-page để kiếm tiền với nó kiến bạn không đủ kiên nhẫn. Nhưng kiếm tiền với CPO bạn sẽ không phải lo về các vấn đề này.

Hoa hồng rất cao

Nếu bạn đã từng làm tiếp thị liên kết bên network Accesstrade hay bên Masoffer thì hoa hồng được tính dựa vào giá thành của mỗi sản phẩm giao động từ 1% đến 20%. Giá sản phẩm cao thì hoa hồng chúng ta nhận được sẽ cao hơn. Còn giá sản phẩm thấp thì hoa hồng nhận được chẳng là bao. Nhưng với hình thức CPO thì khác hoa hồng bạn nhận được rất cao giao động từ 200.000 Đ đến 400.000Đ có sản phẩm bạn có thể nhận được trên 800.000Đ. Rất cao phải không nào.

Được cung cấp sẵn Landing Page và Pre-Landing Page

Công cụ quảng cáo đầy đủ, có link của các trang Pre landing Page với những nội dung hấp dẫn, khách hàng rất dễ bị kích thích và “mua” sau khi đọc xong những content chất lượng này.

Vì là hình thức CPO, tức là chuyển đổi được tính qua đơn đặt hàng do đó hầu hết các nhà cung cấp sản phẩm đều có sẵn landing-page cho bạn.

Trong landing-page sẽ có nội dung (text và hình ảnh + mẫu đặt hàng) đã được tối ưu rất chi tiết và vì thế bạn sẽ không cần phải làm riêng một landing-page nữa.

hỗ trợ landing page tốt
hỗ trợ landing page tốt

Nếu như Landing Page là nơi để khách hàng tiến hành đặt sản phẩm, điền thông tin thì Pre Landing sinh ra với mục đích cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho người dùng trước khi họ tiền hành đặt hàng.

Thông thường, khi mua những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, người dùng sẽ rất khó để có thể mua hàng ngay lập tức khi nhìn vào landing page. Điều này là dễ hiểu, họ cần nhiều thời gian hơn để có thể tìm hiểu về thông tin sản phẩm, cũng như cách dùng, tác dụng của các sản phẩm đó, bên cạnh đó họ còn xem những review của người khác. Vì vậy, Pre Landing được các publisher sử dụng như cầu nối để tiếp cận người dùng và điều hướng họ về trang Landing page để mua hàng. Bạn có thể sử dụng pre landing page của network hoặc tự làm cho riêng mình, tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của mình.

Thanh toán hoa hồng nhanh và chính xác

Thông thường, các chiến dịch CPO sẽ thanh toán ngay trong tháng từ khi hoa hồng của bạn được phát sinh. Mỗi khi đơn hàng được ghi nhận thì tư vấn viên của nhà cung cấp sẽ gọi điện cho họ trong khoảng từ 24-48 giờ. Vì thế bạn sẽ dễ dàng biết được xem đơn hàng của bạn đã được chấp nhận hay đã bị hủy. Điều này khiến thời gian duyệt của các chiến dịch CPO là rất nhanh chóng. Bạn cũng sẽ có thể xoay vòng vốn nhanh hơn khi chạy chiến dịch CPO, nếu so với những chiến dịch thương mại điện tử thì thời gian duyệt từ 1-2 tháng, hay một số chiến dịch tài chính khác. Đặc biệt, một số campaign sẽ có chính sách thanh toán 2 tuần/1 lần nếu publisher đạt đủ số đơn nhất định.

Những cách thức làm tăng thành công của CPO

Tham gia vào các group Facebook của Network

Các group trên nền tảng Facebook luôn có sự đa dạng và phong phú, thêm vào đó là khả năng hỗ trợ tối đa cho các Publisher khi chạy chiến dịch CPO. Hơn thế nữa, nó còn thường xuyên chia sẻ những kiến thức hữu ích, những mẹo hay, phân tích các case study và thậm chí là sự tham gia của các chuyên gia livestream hướng dẫn. Chính từ những kiến thức thực tế này sẽ góp phần làm tăng khả năng thành công của CPO.

Trau dồi thường xuyên về Digital Marketing

Những kỹ năng của CPO sẽ xoay quanh chính Digital Marketing. Vì vậy, bạn cần nắm chắc, hiểu rõ và không ngừng hoàn thiện bản thân về các kỹ năng Digital Marketing. Có thể ví dụ nếu bạn dùng Paid Traffic, bạn sẽ cần có những kiến thức và kỹ năng để tạo dựng website, lập một Pre – Landing Page tối ưu. Sau đó, bạn cần dùng tiền để chạy quảng cáo trê các nền tảng như Google, Native, Facebook,… sao cho hợp lý và hiệu quả. Nếu bạn sử dụng Free Traffic, bạn nên biết cách dùng công cụ để nghiên cứu các từ khóa trên thị trường. Từ đây, bạn có thể phát triển nội dung chuẩn SEO và Content nhằm mục đích chạy quảng cáo. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều khóa học cho bạn lựa chọn theo học.

Tất tần tật về Digital Marketing - Trường Đại học Phú Xuân Trường Đại học Phú Xuân - Trường đại học gắn kết doanh nghiệp

Lựa chọn các nền tảng uy tín

Ngày nay, CPO đã được triển khai ở một số network uy tín mà các Publisher nên nắm bắt. Nền tảng được cho là mạnh mẽ và tốt nhất hiện nay chính là Adflex. Không chỉ có vậy, nó còn có một cộng đồng trao đổi nhiệt tình, chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho bạn mà hiếm có nơi nào có được. Một số các nền tảng khác như Accesstrade (mô hình tương tự có tên gọi là D2C), Dr.Cash, Ecomobi,… Một nền tảng tốt là cơ sở để bạn thực hiện những chiến dịch CPO hiệu quả, thành công và đem lại mức hoa hồng cao.

Công thức tính CPO

CPO được tính như sau: Tổng chi phí chia cho số lượng đặt hàng.

CPO = Chi phí / Số lượt đặt hàng

Khi xác định thu nhập ròng, phần ngân sách chiến dịch rất quan trọng đối với việc tính phí sử dụng cho mỗi lượt đặt hàng. Tuy nhiên, CPO không được dùng để xác định thu nhập ròng theo nghĩa kinh doanh. Phương thức CPO là cách xác định tính hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị liên kết liên quan đến phần ngân sách được sử dụng. Trọng tâm ở đây chính là số lượng phản ứng phát sinh từ một chiến dịch quảng cáo cụ thể.

Cách sử dụng CPO

CPO là phương pháp được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Khi một đoạn quảng cáo bằng văn bản hay hình ảnh được hiển thị sẽ thu hút rất nhiều. Tuy nhiên, không phải quảng cáo nào cũng gây ra ấn tượng và thu hút được 1 lần nhấp chuột hay mua hàng. Đó là lý do mà CPO hay các mô hình thanh toán chi phí khác được sử dụng. Người ta thường dùng CPO để đo lường sự thành công thực sự của chiến dịch quảng cáo.

Chi phí đơn hàng không chỉ là thước đo giá trị tiền bạc trong tiếp thị liên kết, nó còn ảnh hưởng tới tổng thể cả chiến dịch, theo dõi và thanh toán hoa hồng của mô hình. CPO là sự kết nối của một khoản phí và nhà cung cấp trả cho việc đặt quảng cáo với các đối tác chạy quảng cáo khác. CPO sẽ liên quan tới một số tiền hoặc phần trăm cố định của doanh số được tính toán để trả cho các đối tác.

Tầm quan trọng của CPO trong online marketing

CPO là phương pháp tính toán dựa trên doanh số thực tế. Đây là lợi thế lớn cho những người bán hàng. Họ có thể sử dụng nhiều phương pháp quảng cáo và chỉ cần trả phí cho phần doanh số thực tế nhận được.

Các publishers có thể nhận hàng về và tự quảng cáo cho những khách hàng tiềm năng, khi đó bạn vẫn nhận được một ít tiền hoa hồng của công ty. CPO cũng định hướng theo tỷ suất lợi nhuận đạt được: Các công ty bán sản phẩm đắt tiền sẽ có giá trị CPO cao hơn, trong khi đối với những cửa hàng nhỏ sẽ có giá trị CPO thấp hơn.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY