Mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải biết cách phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ giúp nhà quản lý nhìn thấy rõ bức tranh phát triển của doanh nghiệp mà còn định hướng những bước tiến tiếp theo trong tương lai.
Phân tích kinh doanh là gì?
Phân tích kinh doanh là quá trình phân chia các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh doanh thành các bộ phận khác nhau. Từ đó, người phân tích sẽ dùng các phương pháp như liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhằm rút ra đặc điểm, quy luật cũng như xu hướng phát triển của các đối tượng vừa nghiên cứu.
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, người ta phân tích hoạt động kinh doanh để nhìn ra được các hiện tượng, kết quả kinh tế, từ đó xác định quan hệ cấu thành, nhân quả cũng như nguồn gốc hình thành, quy luật phát triển, sau đó cung cấp căn cứ khoa học cho quyết định tương lai.
Phân tích hoạt động kinh doanh nằm trong hệ thống quản lý kinh tế, thực hiện chức năng là dự toán và điều chỉnh hoạt động kinh tế. Doanh nghiệp được ví như một hệ thống và mỗi bộ phận cấu thành sẽ đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Chỉ cần một bộ phận không hoạt động đúng chức năng sẽ kéo theo cả hệ thống bị hỏng hóc, sai lầm.
Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh thể hiện ở quá trình lịch sử phát triển gắn với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ kỹ thuật thì việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Bởi, mục tiêu cao nhất là tìm ra phương án kinh doanh hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội – bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
Tại Việt Nam, hoạt động phân tích kinh doanh vô cùng quan trọng đối với các đơn vị kinh tế. Đây được xem là công cụ đề ra định hướng và chương trình phát triển. Để chiến thắng trong môi trường đầy rẫy cạnh tranh
5 Công đoạn phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính
Bao gồm các mục sau:
-Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh “chính” của doanh nghiệp (sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu). Thông thường, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.
-Giá vốn hàng bán: Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.
-Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần BH, CCDV – Giá vốn hàng bán
-Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN).
Chỉ số biên độ lợi nhuận gộp:
Biên độ lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần từ bán hàng(BH) và cung cấp dịch vụ (CCDV)
Chỉ số này cho biết tỷ suất lợi nhuận thu được từ bán hàng và CCDV của doanh nghiệp là bao nhiêu? Hệ số này duy trì ổn định và ở mức cao là điểm rất tốt chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính
Bao gồm các mục:
-Doanh thu tài chính: có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi từ nhận đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá…
-Chi phí tài chính: gồm có chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận thuần + Doanh thu TC – Chi phí TC – Chi phí BH, QLDN
Hoạt động khác
Tất cả các hoạt động không nằm trong hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính thì sẽ nằm hết ở đây. Thông thường, hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này bao gồm các mục:
-Thu nhập khác: có nguồn từ lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hay được bồi thường hợp đồng…
-Chi phí khác: Trái ngược với thu nhập khác, chi phí khác sẽ có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường vi phạm hợp đồng…
-Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Lợi nhuận
Tổng hợp lợi nhuận từ những nguồn trên, chúng ta sẽ có được Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác (trừ) khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nộp cho nhà nước, ta sẽ được Lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN
Đây là khoản lợi nhuận thuộc sở hữu của doanh nghiệp và cổ đông.
Cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh
Chúng ta cần thực hiện các bước sau:
-Bước 1: Tách riêng doanh thu và chi phí.
-Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong Tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong Tổng chi phí, và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.
-Bước 3: Quan sát sự thay đổi.
Đối với báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta cần so sánh số liệu của từng thời kỳ với nhau: thường chúng ta sẽ so sánh số liệu kinh doanh của năm này so với năm trước; hoặc kỳ này năm nay so với cùng kỳ năm trước; hoặc so sánh doanh thu tháng này so với tháng trước.
Biên độ lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu Một doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh lớn và có 1 bộ máy hiệu quả thì sẽ duy trì biên lợi nhuận ở mức cao trong nhiều năm liền. Lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có thể duy trì mức giá cao so với giá vốn vì khi có lợi thế cạnh tranh, việc doanh nghiệp tăng giá sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu mua của khách hàng.
- Nếu Biên lợi nhuận gộp lớn hơn 30%, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn
- Nếu Biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, sự cạnh tranh đến từ đối thủ khác có thể bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp
- Nếu Biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 10%, khả năng cao doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh nào
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên lợi nhuận gộp
Tỷ lệ này cần nhất quán và ổn định thì doanh nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh khi quản lý chi phí tốt. Doanh nghiệp sẽ mất lợi thế cạnh tranh nếu tỷ lệ này biến động cao qua nhiều năm.
-Nếu tỷ lệ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp / lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, đây là một doanh nghiệp quản lý chi phí tốt.
-Nếu tỷ lệ này cao hơn 70%, doanh nghiệp đang kinh doanh trong 1 ngành nghề rất cạnh tranh và gần như không có 1 lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt.
Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D)
Đối với báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam thì không tách riêng khoản chi phí này. Tuy nhiên các doanh nghiệp tốt đều công bố chi phí này và tỷ lệ chi phí R&D/ doanh thu Nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ các bằng sáng chế hoặc từ công nghệ mới đến một thời điểm nào đó nó sẽ bị sao chép. Vì vậy so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành thì những doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí R&D/doanh thu thấp tương đối và duy trì ổn định là lợi thế.
Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS)
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu ) x 100 Cần đánh giá xu hướng tỷ lệ này duy trình tăng trưởng ổn định, đồng nhất của doanh nghiệp qua nhiều năm.
-Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu duy trì ở mức cao (trên 15%) trong nhiều năm thì đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ 1 lợi thế cạnh tranh dài hạn nào đó.
-Nếu tỷ lệ này thấp hơn 10% thì khả năng cao doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong 1 ngành nghề có sự cạnh tranh khốc liệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất thấp (hoặc không có).
Tạm kết
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn sẽ có cho mình được những thông tin hữu ích để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Shimpleshop chúc bạn thành công.