Đối với website thì Bounce rate là một trong những chỉ số rất quan trọng. Chỉ số này được thể hiện trong Google Analytic giúp bạn có thể đánh giá và kiểm tra chất lượng của website.Vậy Bounce rate là gì? Hãy cùng Shimpleshop tìm hiểu ngay nhé!
Bounce rate là gì ?
Tỷ lệ Bounce rate thoát trang là một trong các vấn đề quan trọng đối với những blog/ website hiện nay. Về cơ bản nó sẽ cho các bạn biết người dùng đã làm gì vào những trang nào trong mỗi lần truy cập vào website. Khi người dùng truy cập duy nhất một trang và sau đó rời khỏi website (không click vào trang thứ hai), thì việc đó được tính là một “bounce”. Một hoạt động thoát khỏi website có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:
-Người dùng truy cập click vào nút “back” (quay trở lại) trên trình duyệt.
-Người dùng cập đóng tab hoặc đóng trình duyệt.
-Người dùng cập click vào một trong các quảng cáo trên blog/ website của bạn và bị chuyển hướng sang trang web khác.
-Người dùng cập click vào một trong các liên kết ra bên ngoài (external links).
-Người dùng cập sử dụng tính năng tìm kiếm ngay trên thanh địa chỉ của trình duyệt khi đang xem blog/ website của bạn.
-Người dùng cập nhập một URL mới trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
Bounce rate sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng page views. Nghĩa là tỷ lệ bounce rate càng cao thì page views càng giảm. Do đó, bạn cần phải giữ cho bounce rate ở mức càng thấp thì càng tốt
Bounce rate bao nhiêu là tốt?
Mọi website đều có tỷ lệ thoát khác nhau, tuỳ vào loại hình và lĩnh vực website đó đang hoạt động mà bounce rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên bounce rate nên nằm trong khoảng <=60% là ổn định.
Có những website như tin tức, được nhiều người vào đọc mỗi ngày. Họ đọc hết bài này đến bài khác, nên tỷ lệ bounce rate sẽ thấp.
Còn lại hầu hết các website lĩnh vực khác được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo, thì bounce rate sẽ cao hơn nhiều.
# Tâm lý của người xem vào website của bạn thông qua tìm kiếm trên Google:
Sau khi họ đã đọc được thông tin mà họ cần tìm, điều hiển nhiên là họ sẽ thoát ra khỏi website mà không đọc tiếp những trang khác nữa.
Khi bạn hiểu ra được điều này thì bạn sẽ không quá lo lắng quá nếu tỷ lệ bounce rate cao.
Nguyên nhân khiến bounce rate của website tăng cao
Tiêu đề, nội dung không giống nhau
Bạn lừa người dùng bằng việc đặt tiêu đề một đường và nội dung bài viết một nẻo.
Tiêu đề có thể hấp dẫn người dùng để truy cập vào web. Nhưng chắc chắn họ sẽ rời đi ngay, vì nội dung không đáp ứng nhu cầu thông tin của họ.
Web thường xuyên bị lỗi kỹ thuật
Bounce rate web bạn bất ngờ tăng cao. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy website đang gặp lỗi kĩ thuật, website không tải được.
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn phải báo ngay cho bên quản trị website. Để sửa lỗi sớm ngay nhé.
Tốc độ tải trang chậm
Hiện nay, tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng website trên Google.
Nếu bạn để người dùng chờ đợi load trang khi vào website. Việc này sẽ khiến người dùng nhanh chóng rời đi. Làm bounce rate của bạn tăng cao.
Bạn nên theo dõi thường xuyên, cải thiện tốc độ tải trang để thúc đẩy SEO tốt hơn.
UX/UI kém
Màu sắc, hình ảnh, bố cục nội dung … trên trang đóng vai trò quan trọng quyết định sự ở lại hay rời đi của người dùng.
Để cải thiện, bạn nên lược bớt các chi tiết rườm rà về bố cục, màu sắc. Giữ cho trang web càng đơn giản càng tốt.
Nội dung trên trang không chất lượng
Nội dung trên web đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Nếu nội dung không thỏa mãn search intent, họ sẽ rời đi ngay lần đầu truy cập. Ngược lại, nội dung chất lượng mang lại giá trị cho người dùng. Không những giữ chân người dùng lâu hơn mà còn làm bounce rate giảm đi rất nhiều.
Thiếu liên kết nội bộ – internal link
Liên kết nội bộ hay internal link sẽ giúp cho người dùng đọc từ bài này sang bài khác.
Cải thiện tỷ lệ thoát trang đáng kể.
Vì thế, không thêm internal link vào bài viết sẽ là thiếu sót nghiêm trọng.
Tỷ lệ Bounce Rate của một website
Bounce Rate = Số lượt truy cập chỉ xem 1 trang trên website / Tổng số lượt truy cập vào website
Bounce Rate sẽ được tính như sau (sau khi chỉ xem duy nhất 1 trang trên website của bạn):
– Khi người dùng nhấp chuột đếm 1 website khác bên ngoài mà không phải website của bạn
– Khi người dùng đóng tab trên trình duyệt (browser) hoặc đóng window
– Khi người dùng truy cập vào 1 trang khác bằng cách gõ URL trên trình duyệt
– Khi người dùng nhấn vào nút “Back” trên trình duyệt để thoát khỏi website của bạn
– Khi Session bị hết hạn, thông thường Session có thời hạn từ 30 phút đến 1 tiếng
Liên quan đến vấn đề Session bị hết hạn, một công thức mới để tính Bounce Rate mang tính chính xác hơn:
Bounce Rate = Số lượt truy cập chỉ xem 1 trang trên website / Tổng số lượt truy cập vào website có thời gian lớn hơn hoặc bằng thời gian nạp trung bình
Trong trường hợp Session có thời hạn là 30 phút, nếu người dùng chỉ xem 1 trang trên website của bạn rồi thoát ra, thì lúc này lượt truy cập đó sẽ được tính vào làm tăng tỷ lệ Bounce Rate. Còn trong trường hợp người dùng xem 1 trang trên 30 phút rồi chuyển đến 1 trang khác, thì cách tính thứ 1 vẫn tính vào Bounce Rate làm tăng tỷ lệ Bounce Rate, còn cách tính thứ 2 thì không làm tăng tỷ lệ Bounce Rate của website.
Trường hợp Session có thời hạn là 30 phút, nếu như người dùng chỉ xem duy nhất 1 trang trên website của bạn rồi thoát ra khỏi trang thì lúc này, lượt truy cập đó sẽ được tính vào và làm tăng tỷ lệ Bounce rate của website.
Trong trường hợp người dùng xem trang trên 30 phút rồi mới chuyển đến 1 trang khác thì cách tính thứ nhất vẫn được áp dụng vào Bounce Rate làm tăng tỷ lệ Bounce Rate trong khi cách tính thứ 2 thì không làm tăng tỷ lệ Bounce Rate của website.
Những yếu tố tác động đến Bounce rate
Nếu bạn mong muốn nhận cải thiện số trang không truy cập, hãy xem xét một số phương pháp để tìm hiểu thông tin chi tiết thực tế về tỷ lệ thoát để cải thiện chúng.
Xem tỷ lệ thoát cho mỗi trang
Xem các trang khác nhau của trang web trong tài khoản Analytics.
Vào mục Hành vi => Tất cả các trang để xem. Cân nhắc việc sử dụng Excel và ghi lại URL của mỗi trang với tỷ lệ thoát và tìm cách để cải thiện chúng, phân tích nguyên nhân tỷ lệ thoát cao do chất lượng nội dung nghèo nàn hay do cách thể hiện nội dung không tốt, xây dựng liên kết nội bộ có sử dụng chưa, …
Xem tỷ lệ thoát trên mỗi nguồn truy cập
Trong Google Analytics, điều hướng đến Chuyển đổi – Tất cả lưu lượng truy cập – Nguồn / Phương tiện.
Xem xét tỷ lệ thoát từ các nguồn khác nhau có thể giúp xác định chỗ bạn nên đầu tư thêm thời gian và và công sức để cải thiện chúng. Trong ví dụ ở trên, phần lớn lưu lượng truy cập của tôi là không phải trả tiền và đến từ Google, nhưng tỷ lệ thoát là khá cao
Nói cách khác, những người đến từ nguồn tìm kiếm đang xem khá nhiều bài viết, thông tin này có thể giúp bạn biết nơi bạn nên tập trung nỗ lực của mình và nơi lưu lượng “tốt” của bạn đến từ đâu. Bạn có thể nhận được những thông tin chi tiết này bằng cách so sánh nguồn lưu lượng truy cập và tỷ lệ thoát để ưu tiên cải thiện những nguồn truy cập có lưu lượng lớn nhưng tỷ lệ thoát lại cao.
Kiểm tra thường xuyên tốc độ load trang
Trong Google Analytics, điều hướng đến Hành vi – >Tốc độ trang web -> Thời gian của trang.
Các trang có thời gian tải quá lâu sẽ thử thách sự kiên nhẫn của khách truy cập và chúng thường là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ thoát cao. Bạn muốn trang web của mình tải nhanh bất kể kết nối hoặc thiết bị. Điều hướng đến Đề xuất tốc độ trong tab Tốc độ trang web để tìm ra đề xuất để cải thiện tốc độ load trang:
Tối ưu để cải thiện tốc độ load trang <5s, Điểm tốc độ >= 80 là tạm ổn.
Tạm kết
Thông qua bài viết dưới đây bạn có thể hiểu rõ thế nào là bounce rate là gì?. Hy vọng những thông tin mà Shimpleshop cung cấp bên trên sẽ hữu ích với bạn.