Landingpage là gì? Thiết kế Landing Page là khái niệm quen thuộc bạn sẽ hay nghe nói đến trong lĩnh vực thiết kế web hoặc trong các Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp. Và ngay cả trong hoạt động trải nghiệm Internet thường ngày bạn cũng bắt gặp rất nhiều thiết kế Landing Page cực kì đẹp và thu hút từ các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Shimpleshop nhé!
Landing Page là gì?
Để sở hữu một Landing Page đẹp, trước tiên bạn cần hiểu được khái niệm thiết kế Landing Page là gì cũng như công dụng và lợi ích của nó.
Nói theo cách hiểu thông thường, Landing Page là một trang có giao diện, nội dung và tên miền gần giống như một trang web bình thường. Tuy nhiên nó đơn giản hơn và chỉ tập trung vào một nội dung nhất định (VD: Chương trình khai trương cửa hàng của nhãn hàng X, giới thiệu sản phẩm mới của nhãn hàng Y, Sư kiện Z danh cho các doanh nhân trẻ…) và thậm chí cũng có một số giao diện Landing Page chỉ gói gọn nội dung trong 1 trang duy nhất.
Vì vậy theo thuật ngữ chuyên ngành, Landing Page còn có một tên gọi khác nữa đó là trang đích (trang mục tiêu) và mục tiêu chính của nó là thu hút lượt xem, lượt click, hay kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua các tác vụ kêu gọi xuất hiện trong Landing Page như điền form, click mua hàng, đăng kí nhận thông tin…
Thông qua thiết kế Landing Page, người dùng sẽ tiếp nhận được khá nhiều thông tin (đa phần là các thông tin mới cập nhật) và đây cũng là một con đường để kéo người dùng vào xem website chính của bạn. Lấy ví dụ, trang thương mại điện tử Tiki hay làm các trang Landing Page sự kiện mua sách “Giờ vàng” với những đầu sách hot, sau khi “dạo chơi” trong Landing Page một vòng khách hàng sẽ dần có ấn tượng và lần sau khi có nhu cầu mua hàng, họ sẽ truy cập vào trang web chính thức của doanh nghiệp đó.
Vai trò của Landing page
Hiện tại ta đang coi các mạng xã hội như một kênh bán hàng trực tiếp, trong khi về bản chất đó chỉ là các kênh tạo nguồn truy cập. Bạn vẫn có thể kiếm tốt từ cách làm này. Nhưng để kiếm tốt hơn nữa thì không thể thiếu landing page. Như vậy ngoài vai trò của landing page là đón tất cả lượng truy cập từ các kênh quảng cáo về.
Tác động đến mục tiêu kinh doanh
- Hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của bạn như tiếp cận thị trường thích hợp mới. Quảng bá sản phẩm mới, có được khách hàng mới hoặc thêm doanh số.
- Phục vụ cho đối tượng hoặc mục tiêu cụ thể mà bạn đang nhắm mục tiêu và cho phép bạn đo lường thành công liên quan đến mục tiêu đó.
- Khuyến khích mọi người thực hiện hành động như đăng ký, cung cấp thông tin liên hệ, mua hàng hoặc yêu cầu tư vấn.
Landing page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Cũng như website, landing page cung cấp thông tin ảnh hưởng đến hành động của người dùng. Tuy nhiên mục tiêu truyền tải trên trang đích tập trung, ngắn gọn, kích thích tương tác hơn hẳn. Trang đích có lợi cho doanh nghiệp của bạn. Vì nhiều chuyển đổi được thực hiện, nhiều khách hàng hơn.
Thu thập dữ liệu để tối ưu chiến dịch
Landing page giúp theo dõi hành vi người dùng. Từ đó bạn sẽ có những dữ liệu cần thiết cho quá trình tối ưu chiến dịch. Ví dụ khách hàng quan tâm đến dịch vụ nào nhất?
Khách hàng quan tâm phần nào nhất? Trang đích có màu sắc, font chữ thế nào có lượng chuyển đổi cao hơn. Bằng phương pháp A/B testing, bạn hoàn toàn có thể thu thập được những dữ liệu có giá trị. Những điều khách hàng quan tâm. Từ đó tối ưu chiến dịch chính xác nhất
Phát triển Data base
Landing Page có một tác dụng rất lớn đó là giúp phát triển tập khách hàng tiềm năng. Bằng cách điền thông tin tên, số điện thoại, email. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể lưu trữ được thông tin khách hàng tiềm năng để có những hoạt động khác. Nhằm phát triển mối quan hệ với những khách hàng này.
Phân loại Landing Page
Có 3 loại trang đích phổ biến. Tùy vào mục đích marketing cũng như loại hình sản phẩm/ dịch vụ, bạn có thể triển khai các loại Landing page tập trung vào các loại chuyển đổi nhất định theo cách khác nhau.
Landing Page bán hàng (Sales page)
Mục tiêu:
Thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng (như họ tên, email, số điện thoại) để sử dụng cho các hoạt động marketing sau đó.
Đặc điểm:
Thu thập thông tin bằng một biểu mẫu đăng ký và luôn đi kèm với một lợi ích trao đổi với khách hàng như ebook, webinar, hội thảo offline, tư vấn miễn phí, quà tặng, mã giảm giá…
Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng (Lead Generation page)
Mục tiêu:
Thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay trên trang đích.
Đặc điểm:
Nội dung về sản phẩm/dịch vụ được xây dựng chi tiết bao gồm: lợi ích khách hàng, đặc điểm nổi bật, phản hồi khách hàng, bảng giá, chính sách…, giúp khách hàng có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định mua hàng.
Landing Page trung gian chuyển đổi (Click – through page)
Mục tiêu:
Dẫn dắt người đọc chuyển hướng tới trang chuyển đổi chính.
Đặc điểm:
Landing Page trung gian chuyển đổi chỉ sử dụng nút kêu gọi hành động để chuyển hướng tới trang khác, không sử dụng biểu mẫu đăng ký.
Ngoài ra, trong thương mại điện tử, trang Landing Page trung gian sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và dẫn dắt khách hàng về trang giỏ hàng của website chính.
Khi nào bạn nên dùng Landing Page?
“Khi tôi muốn có nhiều khách hàng hơn thì tôi dùng landing page, đơn giản thế mà cũng hỏi”. Vậy landing page là gì ? Câu nói đó cũng đúng, nhưng có 1 số trường hợp mà ở đó, landing page sẽ phát huy sức mạnh thực sự của nó, và trong những trường hợp này, bạn không thể không dùng landing page. Vậy khi nào sự nên dùng landing page?
Khi chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng mục tiêu:
Nếu chạy quảng cáo đến 1 trang web chung chung, ít thông tin, hoặc quá nhiều thông tin, không tập trung được hành động của khách hàng, bạn sẽ rất lãng phí tiền. Vì vậy, hãy chuẩn bị 1 landing page thật rõ ràng và mang tính thuyết phục cao, bạn sẽ có kết quả tốt hơn nhiều.
Khi ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới:
Bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào bạn cũng nên làm landing page, ví dụ điển hình bạn có thể vào trang của Apple, với mỗi sản phẩm họ luôn làm 1 landing page riêng.
Các landing page bán hàng/giới thiệu dịch vụ dạng salepage dài cũng phát huy tác dụng rất tốt. Càng đầy đủ, chi tiết, không dư thừa, tập trung giải quyết được vấn đề cho khách hàng thì landing page càng có tỉ lệ chuyển đổi cao.
Nếu bạn là 1 doanh nghiệp lớn có nhiều khách hàng quan tâm, ngay cả khi sản phẩm chưa ra mắt, bạn cũng nên làm landing page giới thiệu sẵn về sản phẩm của mình. Ở những landing page này, bạn có thể thu thập thông tin khách hàng muốn nhận thông báo khi sản phẩm ra mắt, đặt hàng trước hoặc vào danh sách chờ.
Khi tặng thứ gì đó free:
Nếu bạn muốn tặng ebook, tài liệu, hướng dẫn, khóa học, voucher, mã giảm giá,…cho khách hàng để thu thập thông tin người dùng, tốt hơn hết bạn nên xây dựng landing page ngắn, có thể làm 2-3 cái và thực hiện chiến dịch A/B testing xem landing nào mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đây là 1 công đoạn không thể thiếu trong 1 phễu bán hàng (sale funnel), chúng ta xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước sau đó mới quảng bá sản phẩm sau.
Các mẹo thiết kế landing page đẹp
Chọn bảng màu
Phối màu là điều mà bạn cần cân nhắc kỹ. Vì nó sẽ tạo sự thống nhất vững chắc trên các trang đích của mình. Bạn nhất định cần phải chọn cách phối màu khi thiết kế trang đích mới. Và 90% các màu sắc này sẽ phải được đưa vào mẫu thiết kế của bạn.
Bạn cần tạo một bảng màu cơ bản đại diện cho hình ảnh thương hiệu của mình, đặt tông màu và kiểu (ví dụ: màu pastel so với màu rực rỡ,…). Và bạn cần có một bộ sưu tập riêng về màu nền, màu tô sáng, màu phông chữ, nút kêu gọi hành động (CTA) và tất cả các yếu tố chính trên các trang landing của mình.
2. Chọn phông chữ
Phông chữ phải có sự thống nhất thậm chí nhiều hơn màu sắc trên các trang đích của bạn. Và bạn nên bám vào một thư viện tương đối nhỏ về các lựa chọn phông chữ, kiểu dáng, độ cao và màu sắc được gán cho các yếu tố cụ thể (ví dụ: tiêu đề, tiêu đề phụ, đoạn văn,…).
Một lần nữa, bạn không nên đưa ra bất kỳ quyết định nào khi tạo trang đích mới. Các phông chữ này sẽ tự động được gán cho các thành phần có liên quan khi bạn thêm văn bản. Tất nhiên, bạn có quyền thực hiện bất kỳ thay đổi nhẹ nào khi cần thiết. Ví dụ: chuyển sang phiên bản in nghiêng mỏng của cùng một phông chữ để phân biệt một dòng văn bản cụ thể với các dòng khác.
Thiết kế form
Bạn nên biết về những hình thức web mà bạn sẽ cần (đăng ký email, tạo tài khoản, đăng ký demo, mua sản phẩm,…) dựa trên mục tiêu chuyển đổi của bạn. Form này sẽ xuất hiện trên nhiều trang đích. Vì vậy, một ý tưởng tốt là bạn hãy thiết kế chúng trước. Điều này sẽ giúp bạn duy trì tính nhất quán dễ dàng hơn nhiều cho trang web.
Thiết kế footer
Chân trang cần phải cung cấp cho mọi người lý do để họ tiếp tục gắn bó với thương hiệu của bạn. Hoặc bạn sẽ phải nói lời tạm biệt mãi mãi với họ nếu không làm điều này.
Sau đây là một số quyết định bạn cần đưa ra cho Footer của landing page:
- Bạn có cần thêm một CTA nữa để tăng chuyển đổi không?
- Footer có liên kết đến các trang khác trên website của bạn mà những người dùng này có thể sẽ quan tâm không?
- Và bạn có đưa họ với một offer đặc biệt khác?
- Bạn có cung cấp một cái gì đó miễn phí để đưa người dùng lên các nỗ lực tiếp thị email của bạn không?
- Hay bạn có tạo một chân trang chung và chấp nhận những khách hàng tiềm năng này không?
Cách tiếp cận phù hợp với bạn phụ thuộc vào mục tiêu chuyển đổi và số tiền bạn đặt vào tối đa hóa chuyển đổi so với tối đa hóa giá trị cho mỗi chuyển đổi. Đây là điều mà bạn sẽ cần kiểm tra liên tục. Nhưng bài học ở đây là: Footer là một phần quan trọng trên trang đích. Vì vậy hãy nghiêm túc thực hiện và tối ưu nó thật tốt.
Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa