Business Intelligence là gì?

Trong thời đại hiện đại hóa ngày nay, máy móc và các phần mềm đều tham gia vào hỗ trợ cho quá trình kinh doanh. Trong số đó, không thể nào không kể tên Business Intelligence, một trong những hệ thống hàng đầu hỗ trợ doanh nghiệp. Vậy còn về những con người đứng sau tạo ra hệ thống này? Họ là ai? Hãy cùng tìm Shimpleshop hiểu về Business Intelligence là gì? dưới bài viết sau đây.

Business Intelligence  là gì?

BI (Business Intelligence) là gì? Dịch vụ tư vấn và triển khai BI uy tín tại Hà Nội

Business Intelligence thường người ta sẽ gọi tắt là IB dịch ra có nghĩa là kinh doanh thông minh.Có vô số định nghĩa về BI như dưới đây, Mỗi định nghĩa đều nêu lên đặc điểm nổi bật của nó nhưng tất cả  đều nói về  khả năng phán đoán ra quyết định hiệu quả trong kinh doanh. Business Intelligence đề cập về các kỹ năng, qui trình, công nghệ, hay ứng dụng được sử dụng giúp hỗ trợ ra quyết định.

BI là tập những công nghệ và dụng cụ để chuyển đổi các dữ liệu thô thành các thông tin mang nghĩa và có ích cho mục Nhận định kinh doanh.

BI là các ứng dụng và kỹ thuật để chuyển dữ liệu công ty thành hành động. Hoặc là kỹ thuật mới giúp đơn vị hiểu biết về kí vãng và dự đoán ngày mai.

Tóm lại: BI là quy trình khoa học mà những doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồkhai hoang kiến thức giúp cho những tổ chức với thể đưa những các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. kỹ thuật BI. Có một bí quyết nhìn toàn cảnh hoạt động của đơn vị từ quá khứhiện nay và các dự đoán ngày mai. Mục đích của BI là tương trợ cho tổ chức ra quyết định thấp hơn. bởi vậy 1 hệ thống BI còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết định.

Cấu tạo của Business Intelligence là gì?

Business Intelligence được cấu tạo từ 3 thành phần khác nhau. Trong đó bao gồm:

  • Data Warehouse (Kho dữ liệu): Thành phần này đóng vai trò như một kho chứa cho các loại dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu thô và dữ liệu đã qua xử lý.
  • Data Mining (Khai thác dữ liệu): Công cụ này sử dụng các kỹ thuật đặc biệt khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), dự đoán (Prediction)…
  • Business Analyst (Phân tích kinh Doanh): Bằng kết quả vừa thu được từ Data Mining, Business Analyst sẽ tiến hành đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp với bối cảnh.

Có thể thấy được rằng, 3 thành phần của Business Intelligence có sự liên kết theo thứ tự với nhau. Tuy nhiên, tại sao không gọi chúng là quy trình hoạt động? Lý là vì mỗi doanh nghiệp sẽ có một nhu cầu sử dụng BI khác nhau. Không có quy tắc nào bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai cả 3 quy trình của BI cả. Người dùng hoàn toàn có thể linh động dựa trên tình hình thực tế. Vì thế theo lý thuyết phân loại Business Intelligence sẽ có 3 thành phần chứ không phải là 3 bước hoạt động.

Business Intelligence là gì? Vai trò của BI trong hệ thống doanh nghiệp - A1 DigiHub

Công việc của chuyên viên Business Intelligence Analyst

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ thiết lập mô hình, phân tích và trực quan hóa dữ liệu, chuyên viên BIA sẽ đảm nhận vai trò nghiên cứu dữ liệu kinh doanh bên trong và bên ngoài, những ảnh hưởng hoặc chịu tác động trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp. Trải qua giai đoạn nghiên cứu và phân tích, họ sẽ nghiệm thu kết quả và tổng hợp lại toàn bộ thông tin. Sau đó, họ làm việc trực tiếp với các phòng ban nhằm xây dựng các chiến lược phù hợp, đánh giá rủi ro cũng như dự đoán xu hướng thị trường của ngành.

Để quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu diễn ra trọn vẹn, các chuyên viên BIA cần thời gian quan sát và khai thác nguồn dữ liệu thô bằng cách sử dụng hệ thống, phần mềm hỗ trợ. Để những mục tiêu đặt ra có thể đạt được, mang đến hiệu quả kinh doanh trong tương lai thì chuyên viên phải có sự chuyển đổi dữ liệu sang mục tiêu hợp lý.

Nếu thông tin dữ liệu phân tích càng sâu và chính xác thì kết quả thu được sẽ càng tuyệt vời. Bên cạnh đó, việc khảo sát thị trường cũng giúp doanh nghiệp hiểu và so sánh các đối thủ cạnh tranh với chính doanh nghiệp mình một cách khách quan. Khi đó, nhà phân tích phát hiện thêm nhiều hướng đi mới, thấu hiểu tâm lý khách hàng, tránh những hạn chế mà đối thủ từng mắc phải để tạo nên những dịch vụ, sản phẩm tốt.

business-intelligence-analyst-la-gi

Mô tả chi tiết công việc của một BIA

Khai thác dữ liệu

Việc khai thác dữ liệu ở đây chính là cách nhà BIA sẽ thu thập và trích xuất dữ liệu thô chưa xử lý và chuyển đổi sang dữ liệu có thể sử dụng hiệu quả. Để thực hiện, quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư một khoản kinh phí nhất định.

Khai thác kho dữ liệu

Những dữ liệu sau khi nghiên cứu, phân tích cần được sắp xếp và phân loại để lưu trữ ngăn nắp vào một kho dữ liệu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian sau này khi muốn tìm kiếm dữ liệu. Bên cạnh đó, kho dữ liệu sẽ hỗ trợ các nhà BIA có thể phân tích, tìm kiếm và báo cáo dữ liệu cho các phòng ban khác một cách dễ dàng.

Kho dữ liệu thường bao gồm: nguồn dữ liệu trong, ngoài đa dạng để có cái nhìn đa chiều, toàn diện về doanh nghiệp.

business-intelligence-analyst-la-gi

Hủy bỏ dữ liệu đã dùng hoặc dữ liệu không chính xác

Phần lớn nguồn dữ liệu trong kho đều là ở dạng thô, chưa xử lý. Do đó, sẽ tồn tại những dữ liệu sai lệch, không đảm bảo cần được các chuyên viên BIA xem và xử lý để tránh nhầm lẫn. Hoặc họ sẽ tinh chỉnh lại các dữ liệu còn sai sót, tiết kiệm thời gian lọc thông rác.

Đánh giá dữ liệu

Thông qua hệ thống BI đã khai thác trước đó, chuyên viên BIA sẽ thể hiện sức mạnh của mình bằng việc phân tích và giải mã những tiềm ẩn bên trong từng con số. Ở đây, họ không phải hành động nhiều, chủ yếu là kết hợp giữa cái nhìn trực quan và não bộ để liên kết nguồn dữ liệu với mục tiêu, hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ nền tảng này, họ sẽ làm việc với các bên liên quan theo kết quả nhằm nâng cấp và thay đổi những điều chưa phù hợp trong bộ máy hoạt động của công ty.

business-intelligence-analyst-la-gi

Làm bạn cùng hệ thống ngôn ngữ lập trình

Những chuyên viên BIA không phải là các chuyên gia lập trình nhưng để phân tích dữ liệu chính xác, họ cần trau dồi kiến thức và các hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ mã hóa. Ở mỗi doanh nghiệp sẽ tồn tại và sử dụng những ngôn ngữ khác nhau trong khuôn khổ, ví dụ như: C++, Java, Python, Ruby, Javascript,…

Nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình, các chuyên viên có cái nhìn nhạy bén hơn khi phân tích, đánh giá và hiệu chỉnh các chiến lược, đưa ra quyết định vững vàng và nhanh chóng hơn.

Như vậy, công việc của các nhà phân tích BIA trong doanh nghiệp là làm mọi cách miễn sao đưa dữ liệu số về dạng văn bản dễ hiểu, trực quan nhất có thể để dễ dàng đánh giá và phổ biến đến các đơn vị, phòng ban trong công ty.

Tại sao Business Intelligence lại quan trọng đến thế?

Tầm quan trọng của Business Intelligence được thể hiện thông qua những ứng dụng Business Intelligence lên việc vận hành một doanh nghiệp. Người ta thường nói Business Intelligence như là một tập hồ sơ bệnh án của một doanh nghiệp, bất kể quy mô, mức độ nào cũng cần có. Cụ thể ta có thể thấy ở những điểm kể sau.

Business Intelligence giúp hỗ trợ công việc kinh doanh

BI sẽ đo lường được mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Hành động này dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động của hệ thống BI, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các xu hướng hiện nay trên thị trường.

Đặc biệt, BI hỗ trợ việc đưa ra những quyết định dựa trên dữ kiện thực tế thông qua việc dùng các sự kiện lịch sử của doanh nghiệp hơn là các giả định. Dựa vào đấy, doanh nghiệp sẽ xác định được các bước đi sắp tới của mình. Ngoài ra, BI cũng giúp doanh nghiệp tìm ra những vấn đề trong kinh doanh mà cần chú ý và giải quyết. Thông qua đó sẽ cải thiện chất lượng của từng hoạt động của doanh nghiệp.

Giúp trực quan hóa các dữ liệu

Khi có bộ phận BI, chất lượng dữ liệu đầu ra sẽ được nâng cao và có ý nghĩa hơn với dữ liệu thô. Điều này sẽ đem lại một cái nhìn cụ thể cho doanh nghiệp và nâng cao được chất lượng ra quyết định.

Giúp cải thiện tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. 

Không quan tâm quy mô doanh nghiệp của bạn là nhỏ, trung bình, lớn hay là các tập đoàn đa quốc gia. Doanh nghiệp luôn cần có một hệ thống BI để có thể có một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh trong quá khứ và tương lai.

Ai sẽ là người sử dụng Business Intelligence?

Theo như trên, những người sử dụng Business Intelligence rất đa dạng. Tuy nhiên ta có thể xác định gồm có 4 nhóm chính.

 Ai sẽ là người sử dụng Business Intelligence?
Ai sẽ là người sử dụng Business Intelligence?

Nhóm 1: Những chuyên gia phân tích dữ liệu

Các chuyên gia BI sẽ phân tích mà đưa ra được các quyết định để định hướng cho doanh nghiệp

Nhóm này thường là những người chuyên làm việc dựa trên số liệu của BI. Các chuyên gia sau khi truy cập vào hệ thống BI sẽ xuất bảng số liệu của doanh nghiệp. Chuyên môn của họ là đọc và đưa ra những dự đoán, hướng đi cho doanh nghiệp dựa trên phân tích các bảng số liệu.

Các chuyên gia này thường làm ở các doanh nghiệp để hỗ trợ định hướng cho doanh nghiệp. Một nhóm các chuyên gia khác sẽ làm ở vị trí trong các hiệp hội về kinh tế. Công việc của họ khi đó là đưa ra dự đoán về tăng trưởng hay xu thế của nền kinh tế.

Nhóm 2: Các lập trình viên IT

Đây là nhóm người dùng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ sở hạ tầng cho hệ thống BI. Mặc dù các lập trình viên không được trang bị các kiến thức chuyên môn để đọc hay phân tích dữ liệu của hệ thống BI. Nhưng họ có vai trò rà soát, kiểm tra các lỗi của hệ thống BI và đảm bảo cho hệ thống hoạt động chính xác.

Nhóm 3: Nhóm những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp

Nhóm này thông thường là đối tượng chính của hệ thống Business Intelligence. Họ sẽ là người dựa trên những phân tích và dự báo từ hệ thống BI mà đưa ra quyết định điều hành. Hệ thống. Nhóm những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp thường trao đổi với nhóm các chuyên gia Business Intelligence hoạt động trong doanh nghiệp.

Nhóm 4: Nhóm những người có liên quan đến quá trình kinh doanh

Đây là nhóm đối tượng không tham gia trực tiếp vào việc kinh doanh nhưng lại có ảnh hưởng đến quá trình này. Thông thường nhóm đôi tượng này bao gồm:

  • Nhóm khách hàng: dựa vào thông tin mà BI cung cấp để đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định hợp tác, đặc biệt là với các khách hàng lớn.
  • Nhóm thành viên ban quản trị. Các dữ liệu do BI cung cấp sẽ tạo điều kiện để họ quyết định nên cấp vốn cho doanh nghiệp ở mức bao nhiêu.

Business Intelligence là hệ thống phân tích dữ liệu quan trọng giúp doanh nghiệp xác định xu hướng trên thị trường, đưa ra quyết định điều hành, giải quyết vấn đề kinh doanh để tăng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, xây dựng BI là quá trình lâu dài và tốn kém, các doanh nghiệp cần cân nhắc nguồn lực trước khi triển khai.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY