Bán hàng trực tiếp là một hình thức bán hàng giúp sản phẩm có thể đến trực tiếp tới người dùng mà không thông qua bất kỳ đại lý hay cửa hàng nào, vì vậy giá thành sẽ giảm đi rất nhiều và khách hàng là người được lợi. Ở bài viết này Shimpleshop sẽ trình bày về bán hàng trực tiếp là gì? một cách tường tận để mọi người được hiểu hơn nhé.
Bán hàng trực tiếp là gì?
Bán hàng trực tiếp (direct sales) là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán hàng và khách hàng, qua đó người bán tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, giới thiệu, thuyết phục khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm. Bán hàng trực tiếp là một hình thức xúc tiến hiệu quả để xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài và phát triển một doanh nghiệp linh hoạt với chi phí thấp.
Trong bán hàng trực tiếp, người bán thực hiện các chức năng như: Giới thiệu lợi ích, công dụng của sản phẩm cho khách hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến tại các điểm bán hàng trực tiếp, theo dõi sau bán hàng để chăm sóc khách hàng, duy trì, phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng…
5 Bước quy trình bán hàng trực tiếp
Bước 1: Quá trình chuẩn bị
Chuẩn bị là bước vô cùng quan trọng dù bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh hay bất kể lĩnh vữ gì. Sự chuẩn bị sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn trước mắt khách hàng. Ngược lại từ phía khách hàng, nếu nhận thấy sự chuẩn bị kỹ càng của bạn, họ cũng sẽ có niềm tin hơn vào sản phẩm họ sắp mua
Để có được điều này bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Đầu tiên chính là diện mạo khi gặp khách hàng. Hãy ăn mặc lịch sự nhã nhặn, phù hợp với bối cảnh của khách hàng. Tiếp theo chính là những thông tin về sản phẩm (bao gồm giá cả, thông số kĩ thuật đối với các sản phẩm công nghệ. Ưu, nhược điểm của sản phẩm, cách sử dụng, bảo quản,…)
Hãy rèn luyện 1 kỹ năng giao tiếp tốt đừng để yếu tố tâm lý ảnh hưởng khi tiếp xúc với khách hàng. Để tăng tính chuyên nghiệp hơn cho cuộc hẹn này, bạn hãy chuẩn bị card visit để ghi điểm hơn trong mắt khác hàng nhé
Bước 2: Giới thiệu và trình bày về sản phẩm của bạn
Bắt đầu từ bước này nhân viên bán hàng sẽ tiếp xúc với khách. Khi tiếp xúc với khách hàng, Nhân viên cần lắng nghe cũng như đoán được suy nghĩ của khách hàng. Xem khách hàng có nhu cầu như thế nào để từ đó giới thiệu sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng đang cần.
Không nên giới thiệu cho khách quá nhiều sản phẩm bởi làm như vậy sẽ làm khách bị rối. Cố gắng chỉ cho khách chú ý 1 hoặc 2 sản phẩm và tùy từng đối tượng khách hàng mà điều tiết việc tư vấn. không nên nói quá nhiều. hãy đặt ra nhưng câu hỏi đơn giản mà khách có thể trả lời được để tăng sự gần gũi với khách. Như vậy việc bán hàng sẽ trở lên dễ hơn.
Bước 3: Xử lý tình huống
Sau khi cung cấp thông tin thuyết phục khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ nhận được những câu hỏi thắc mắc, phản hồi không hài lòng về sản phẩm. Điều quan trọng bạn cần là xử lý chuyên nghiệp và làm hài lòng mọi khách hàng, phớt lờ những ý kiến này có thể sẽ khiến bạn mất khách hàng.
Hãy tìm hiểu lý do, nguyên nhân vì sao lại có những phản hồi này, sau đó đưa ra lời khuyên phù hợp để khách hàng có thể vui vẻ chi trả cho doanh nghiệp. Thái độ trong lúc tiếp nhận phản hồi và giải quyết phản hồi của khách hàng vô cùng quan trọng. Tôn trọng, chu đáo, hòa nhã là nghệ thuật ứng xử mà các nhân viên khách hàng cần thể hiện với khách hàng.
Bước 4: Chốt sale.
Trong bước này người bán hàng cần duy trì tâm lý thoải mái, thích thú của khách. Đưa ra các chính sách bảo hành, hình thức thanh toán để khách có thể thanh toán một cách thuận tiện nhất. Xin lại khách thông tin để chuẩn bị cho bước chăm sóc.
Bước 5: Chăm sóc khách sau khi khách mua hàng
Sau khi khách mua hàng được một vài ngày. Nhân viên chăm sóc có thể gọi điện hoặc gửi tin nhắn hỏi thăm khách hàng xem sản phẩm dịch vụ có xảy ra vấn đề gì không, có cần hỗ trợ gì không. Nếu cần hỗ trợ thì liên hệ để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất Và hẹn khách sẽ thông báo mỗi khi có chương trình khuyến mại.
Mỗi một mặt hàng dù giá trị thấp hay cao thì cũng đều phải trải qua 1 quy trình bán hàng. Vì thế cần lắm chắc và hiểu rõ quy trình để áp dụng vào từng mặt hàng sao cho phù hợp để đạt hiệu quả bán hàng cao nhất.
Hiện nay có rất nhiều công cụ phần mềm giúp doanh nghiệp có thể quản lý khách hàng sau mua rất hiệu quả có thể kể đến phần mềm CRM. Đây là giải pháp hiệu quả trong quy trình chăm sóc khách hàng đang được áp dụng rộng dãi trên thế giới có thể kể đến như Saleforce, Hubspot.
Các kỹ năng bán hàng trực tiếp
Kỹ năng chào hàng
Lời chào là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng nhận được khi bước chân vào cửa hàng của bạn, do đó, hãy làm thật tốt điều này. Thay vì cứ mãi áp dụng theo kịch bản có sẵn, hãy khéo léo thay đổi bằng những lời chào cụ thể, gần gũi hơn. Có thể kể đến ở đây 2 yếu tố như: Giới thiệu trực tiếp hay lấy ví dụ minh họa.
Giới thiệu trực tiếp: Việc chi những khoản tiền lớn để quảng cáo trên báo giấy hoặc hoặc gửi thư tới khách hàng là một trong những cách bán hàng trực tiếp kém hiệu quả nhất cho những người mới khởi nghiệp kinh doanh. Nên chăng, bạn hãy tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nếu không gặp mặt thì ít nhất cũng là gọi điện thoại.
Lấy ví dụ minh họa: Trăm nghe không bằng một thấy, cũng như thao thao bất tuyệt mà không có hiện vật chứng minh. Các nhân viên bán hàng trực tiếpnên kết hợp khéo léo hai phương án này gồm vừa tư vấn bằng giọng nói vừa đưa sản phẩm minh họa, ví dụ về những gì mình nói để làm minh chứng cho khách hàng. Việc này nhằm làm khách hàng dễ hiểu, dễ hình dung hơn, thu hút và tăng sự tin cậy.
Thuyết phục tự nhiên
Kỹ năng này cũng chính là yếu tố được đặt lên để xem xét những người bán hàng có chuyên nghiệp hay không. Họ sẽ tập trung vào vấn đề và hiểu được khách hàng đang muốn gì để xoáy sâu vấn đề vào đó một cách tự nhiên cho đến khi đạt được mục tiêu là khách hàng mua sản phẩm của mình. Thuyết phục tự nhiên cũng làm cho cả hai bên thương lượng với nhau một cách thoải mái nhất.
Tương tác theo từng đối tượng khách hàng
Một yếu tố tạo nên kỹ năng bán hàng trực tiếp là tương tác theo từng đối tượng khách hàng. Mỗi khách hàng đều muốn mình được chú ý bằng việc nghe những lời chào dành riêng cho họ chứ không phải theo những kịch bản bán hàng trực tiếp sẵn có. Nếu những người đến sau đều nhận được lời chào giống nhau chắc chắn họ không hài lòng. Tương tác trong cách nói chuyện, tư vấn hay gặp khách hàng thân thiết phải biết họ thường xuyên quan tâm tới món đồ nào chứ không phải lần nào cũng sẽ hỏi như một khách hàng mới.
Đặt giá sản phẩm
Kỹ năng này được đề cao trong việc buôn bán, ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua hàng của khách hàng. Thực tế người tiêu dùng vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm xứng đáng với giá trị của nó. Vì vậy, bạn cần phải phân tích cẩn thận giữa nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm, giá của đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá hợp lý thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nếu giá của cửa hàng thấp hơn thị trường thì được xem là có lợi thế lớn. Ngược lại nếu giá cửa hàng lớn hơn giá thị trường thì khéo léo thuyết phục theo những tính năng riêng của sản phẩm.
Im lặng để lắng nghe
Nhìn chung các nhân viên bán hàng đều mắc phải một sai lầm là nói quá nhiều mà lại không đúng trọng tâm. Im lặng và lắng nghe là cách giúp bản thân hiểu nhu cầu của khách hàng hơn đồng thời làm khách hàng cảm thấy được yêu mến, tôn trọng. Vì vậy hãy biết im lặng, biết lắng nghe đúng lúc, đúng thời điểm thì mới làm nên chuyện.
Thể hiện sự thành thật
Trung thực, thành thật là yếu tố đạt điểm 10 trong mắt khách hàng. Yếu tố này lại càng trở nên cần thiết với việc bán hàng online. bán hàng trực tiếp đúng chất lượng quảng cáo và giới thiệu chính là yếu tố duy trì sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có được lòng tin của khách hàng thì rất khó nhưng mất đi uy tín lại rất dễ cho nên hãy cẩn trọng với mọi việc mà mình sẽ làm.
Tránh lệ thuộc quá nhiều vào internet
Việc áp dụng công nghệ vào buôn bán kinh doanh chưa ai phủ nhận lợi ích nó mang lại. Thế nhưng không nên quá lạm dụng nó bởi nó chẳng khác gì con dao hai lưỡi cả, bài học kinh nghiệm ở đây là dù bạn có thành thạo đến đâu, thì internet vẫn là thế giới ảo muôn hình vạn trạng. Nếu không khéo léo chuẩn bị các giải pháp thì kinh doanh sẽ bị tổn thất nặng.