Đo lường hiệu quả marketing

Đo lường hiệu quả Marketing là nền tảng cần thiết cho một chiến dịch vừa thành công, vừa không tiêu tốn quá nhiều chi phí của doanh nghiệp. Bởi khi đã biết chính xác và đo lường được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Marketing, bạn có thể xác định hiệu suất hoạt động của mình đang ở mức nào, cần cải thiện điều gì để chiến dịch mang lại kết quả tốt nhất.Vậy thì, hãy cùng Shimpleshop tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Làm thế nào để đo lường hiệu quả content marketing chính xác nhất?

Tại sao cần phải đo lường hiệu quả các chiến dịch marketing?

Digital marketing là một trong những bối cảnh kinh doanh dễ thay đổi nhất hiện nay. Mỗi ngày trôi qua đều có thể có thêm những phần mềm mới, những cập nhật thuật toán mới trong các công cụ tìm kiếm, và chiến trường cạnh tranh khốc liệt.

Như mới đầu năm 2021, cuộc chiến giữa Apple và Facebook đã gây “chấn động” làng quảng cáo Facebook, hiện tại đến bây giờ vẫn chưa có thông báo chính thức nào

Quay lại nội dung chính thì hiện nay đến 93% doanh nghiệp tăng các ngân sách đầu tư vào marketing mỗi năm, đặc biệt là trong các mảng như social media, xây dựng và phân phối content marketing và website của doanh nghiệp. Nhưng chỉ có 39% các công ty nói rằng các chiến lược marketing của họ mang lại hiệu quả.

Cách duy nhất để bạn có thể đảm bảo rằng các ngân sách của bạn đang được phân phối một cách đúng đắn, chính là bạn cần phải đo lường hiệu quả marketing của mình một cách liên tục trên mỗi kênh và mỗi chiến dịch.

Bằng việc hiểu được kênh nào đang giúp bạn mang lại lượng khách hàng tiềm năng nhất, bạn có thể tăng thêm ngân sách vào những kênh đó và nhắm mục tiêu một cách hiệu quả hơn.

Việc đo lường hiệu quả marketing là vô cùng quan trọng và không cần phải bàn cãi. Đó là lý do tại sao mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều phải làm các báo cáo và theo dõi hiệu suất mỗi ngày, mỗi giờ, v.v

Nhưng hiện nay có quá nhiều dữ liệu để có thể xác định được mình nên theo dõi những chỉ số nào. Đó là lý do tại sao mà doanh nghiệp của bạn cần phải xác định được nên đo lường những chỉ số nào? Và làm sao để đo lường được chúng.

Các chỉ số đo lường hiệu quả Content Marketing

Traffic (lưu lượng truy cập)

traffic-chỉ số đo lường hiệu quả content marketing

Traffic là yếu tố đặc biệt quan trọng cho website khi đo lường hiệu quả Content Marketing. Tuy nhiên, ngoài nhìn vào yếu tố traffic, chúng ta cũng cần biết những người truy cập trang web thực sự đang làm gì.

Bạn nên trả lời những câu hỏi ví dụ: Độc giả đến từ đâu? Họ ở lại bài viết trong thời gian bao lâu? Họ có đọc hết bài viết hay xem hết video của mình không?

Số lượng người truy cập website chỉ là con số tương đối và không nói lên quá nhiều về chất lượng của content. Vì thế, tốt nhất là chúng ta nên tập trung vào những yếu tố chất lượng để có cái nhìn tổng quan nhất về những gì đang xảy ra để có kế hoạch tiếp theo.

Page views (số lần xem trang)

Page views (số lần xem trang)

Dựa vào chỉ số này bạn sẽ thấy số lượng người ghé thăm website của bạn, nhưng sẽ không biết họ thực sự đang làm gì. Nhưng page views sẽ giúp bạn biết người dùng có thực sự quan tâm những vấn đề trên website của bạn hay không.

Page views là một trong những chỉ số quan trọng trong hoạt động của website. Page views càng cao sẽ càng cho thấy được người dùng đang ngày càng gắn kết với website hơn. Có thể vì nội dung trên trang khiến họ trở lên cuốn hút hơn.

Những website có nội dung hay cùng với khả năng điều hướng người dùng tốt sẽ thu hút được một lượng page views khá lớn cùng một trải nghiệm người dùng tốt.

Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)

Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)

Bounce rate là tỉ lệ phần trăm số lượng người vào website và ngay lập tức rời đi. Họ không tương tác, không nhấn vào xem tiếp thêm nội dung gì nữa mà thoát trang luôn

Nhìn vào chỉ số bounce rate, chúng ta có thể thấy phần trăm người ghé thăm sẽ ở lại trang trong một thời gian cụ thể và có hoạt động tương tác khác. Đây là những người có thể coi là đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.

Bounce rate càng thấp càng tốt. Nếu chỉ số bounce rate của website quá cao, bạn nên tối ưu công cụ tìm kiếm cho website, vì nó chứng tỏ nội dung của bạn không đáp ứng được yêu cầu từ người dùng.

Time on page (thời gian trên trang)

Time on page (thời gian trên trang) 

Time on page là một chỉ số đo lường hiệu quả content marketing quan trọng. chúng ta cần theo dõi chỉ số này thường xuyên để xác định những từ khóa thu hút độc giả ở các trang cụ thể. Nếu thời gian độc giả ở lại trang lâu, chứng tỏ nội dung đó tốt và thu hút họ. Còn nếu người dùng chỉ ở lại trang trong thời gian ngắn, bạn chắc chắn cần phải xem lại chất lượng nội dung bài viết của mình.

Bên cạnh nội dung hấp dẫn, độ dài của bài viết cũng là yếu tố cải thiện time on page. Bài viết được Google đánh giá cao hiện nay có độ dài khoảng từ 1500-1800 từ.

Khi thời gian trung bình trên một trang cao hơn nhiều so với trung bình cả website, điều này chứng tỏ trang đó thu hút và tạo sự chú ý của khách truy cập tốt hơn những trang khác. Bạn nên phân tích nội dung sâu hơn ở những trang này để nhận thấy ưu điểm vượt trội của nó.

Thông thường, thời gian người dùng ở lại trên các trang chứa infographic, đa dạng hình ảnh và video thường cao hơn những trang nội dung chữ thuần khác. Điều này chứng tỏ độc giả quan tâm đến các bài viết có chứa nội dung trực quan. Từ đó, chúng ta sẽ xác định được một chuẩn mực chung để đối chiếu với những dạng nội dung khác để có được chiến lược content marketing hiệu quả.

Cách đo lường hiệu quả các kênh marketing 

Bên cạnh những chỉ số của toàn chiến dịch marketing, hay là các chỉ số chuyển đổi cuối cùng trên trang web, thì bạn cũng nên quan tâm đến việc những khách hàng, người dùng đó đến từ đâu, họ đã thực hiện những hành động gì. Việc theo dõi các chỉ số giúp cho các chiến dịch marketing của bạn được hiệu quả hơn, chính xác hơn.

Theo kinh nghiệm của mình, thì bạn có thể phân luồng các dữ liệu mà bạn thu thập được trên các kênh, để biết được là khách này đến từ đâu, họ biết đến bạn từ kênh nào.

Dưới đây là một số chỉ số quan trọng cho mỗi kênh mà A1 đã lọc ra để đo lường hiệu quả marketing của từng kênh:

Công cụ tìm kiếm (Google, Cốc cốc)

-Click-through rates.(Tỉ lệ click)

-Backlinks (Những trang bên ngoài có bao gồm link của bạn)

-Thứ hạng tìm kiếm cho những từ bán hàng (Ví dụ như là “mua tủ lạnh”, v.v_

Công cụ sử dụng: Google Analytics, Ahrefs, Hubspot

Mạng xã hội

-Lượt tương tác

-Lượt chia sẻ content (Không nhất thiết là chia sẻ bài viết, mà có thể là đăng lại kèm nguồn)

-Lượt nhắc đến thương hiệu

Công cụ sử dụng: Facebook Business, HubSpot, Hootsuite, Buff, hoặc bạn có thể tạo riêng báo cáo với các Metric bạn thấy quan trọng.

Email marketing

-Số lượt click vào CTA

-Tỉ lệ chia sẻ mail

-Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng

Công cụ sử dụng: Mailchimp, Mautic, Hubspot

Để đo lường các chỉ số này, bên cạnh những nền tảng cho bạn dữ liệu luôn và miễn phí (Google Analytics, Facebook)  bạn sẽ cần thêm một số công cụ chuyên biệt dành riêng cho doanh nghiệp. Nếu như bạn muốn phân tích hiệu quả nhất và chính xác nhất các chiến dịch marketing của mình thì bạn nên đầu tư vào.

Top 5 chiến lược đo lường hiệu quả marketing

Lập kế hoạch trước và thiết kế cơ cấu thẩm quyền thực hiện để hỗ trợ toàn bộ các kênh.

Nhiều tổ chức xem việc đo lường marketing như một ý nghĩ đến sau việc hoạch định chiến dịch. Tuy nhiên, việc đo lường và liên tục phản hồi là hai bước quan trọng trong quy trình hoạch định chiến dịch. Lên kế hoạch trước đảm bảo cho những điều kiện kiểm tra và giám sát đạt được sự phù hợp.Mỗi kênh khác nhau đòi hỏi những kỹ thuật giám sát khác nhau, nhưng có một số vấn đề phổ biến cần được cân nhắc:

-Loại chiến dịch nào sẽ được giám sát?

-Đưa các chiến dịch và hoạt động truyền đạt trên toàn kênh vào trong một chương trình đơn lẻ như thế nào?

-Những thông tin nào có khả năng làm cho một phản hổi trở nên phù hợp?

-Những dự liệu biến đổi sẽ được quản lý như thế nào cho các chiến dịch marketing trực tiếp và gián tiếp?

Khi một chương trình sử dụng nhiều kênh, cần phân cấp các chiến dịch cho mỗi kênh phù hợp, từ đó đảm bảo sự đo lường hướng đến mục tiêu kinh doanh. Mỗi cấp độ trong hệ thống phân cấp nên được xác định rõ ràng và những người thực hiện phải hiểu rõ nó trước khi bắt tay vào thực hiện chiến dịch.

Lập ra nhóm kiểm soát nhằm đo lường chính xác hơn sức nâng của chiến dịch.

Với sự phát triển của các kênh truyền thông kỹ thuật số, việc xác định tiêu chuẩn nhóm kiểm soát trên toàn bộ các kênh trong suốt quá trình hoạch định ngày càng quan trọng. Làm như vậy để đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các phân đoạn trên mọi khía cạnh, điều này sẽ cho phép tính toán chính xác các kết quả về mặt lợi nhuận.

Việc thiếu một quy trình hoạch định có kiếm soát thường xuyên hạn chế khả năng của marketer trong việc thiết kế và thực hiện các chiến dịch toàn kênh. Xác định các nhóm kiểm soát giúp đo lường hiệu quả của chiến quả của chiến dịch. Những tổ chức thực hiện việc lên kế hoạch cho các chiến dịch và có công cụ đo lường có thể tổ chức và quản lý các nhóm kiểm soát hiệu quả hơn nhiều.

Xác định các phương pháp đo lường thích hợp.

Các tổ chức phải xác định những thông số và tiêu chuẩn đo lường phù hợp, quan tâm đến việc phác thảo một hệ thống các thông số phù hợp với chiến lược chung và cung cấp dữ liệu có ý nghĩa cho những người thực hiện chính. Các thông số phải liên quan đến hoạt động marketing, kết quả tài chính, và mức độ tác động lên người tiêu dùng.

Một hệ thống thông số tốt được cho phép hiểu được mối liên hệ tương quan giữa các chiến dịch marketing tới xác định các mục tiêu chung. Ngoài ra, nó những không giới hạn sự đo lường các kết quả cơ bản mà còn mở rộng sang cả các kết quả tài chính và những thông số giá trị khách hàng.

Xác định các giới hạn về quyền hạn.

Các giới hạn về quyền hạn chính là phạm vi chức năng của hệ thống mục tiêu, các kênh phản hồi và hoạt động truyền đạt với thế giới bên ngoài. Dưới đây là một số định hướng phát triển các giới hạn về quyền hạn.

-Thiết kế và áp dụng các giới hạn cho tất cả các kênh trong một chiến dịch hay một chương trình.

-Phải hiểu rằng việc theo dõi phản hồi từ người tiêu dùng có thể cần phải có một vài thử nghiệm và sẽ có sai sót.

-Tập trung nhiều hơn vào các giới hạn chung, hạn chế sự quan tâm cho các giới hạn được thiết kế để quản lý một số nhỏ các phản hồi.

-Kiểm tra và áp dụng các giới hạn cho mỗi chiến dịch, bởi vì những chiến dịch khác nhau có thể cần cách vận hành khác nhau.

-Áp dụng phương pháp thác nước nhằm mục đích làm cho các phản hồi trở nên phù hợp hơn, từ đó các giới hạn phù hợp sẽ được ưu tiên áp dụng cao hơn.

-Đối với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, việc xác định các giới hạn phù hợp có khả năng bao phủ toàn bộ các phản hồi là yếu tố mang tính chất sống còn.  Những giới hạn khác nhau có thể được áp dụng, bởi vì các chiến dịch có thể có trách nhiệm tích lũy các phản hồi.

Cảm nhận đầu tiên: Chiến dịch đầu tiên nhận được sự tán thưởng nhờ các phản hồi.

Cảm nhận cuối cùng: Chiến dịch cuối cùng nhận được sự tán thưởng nhờ các phản hồi.

Phân bổ ngang bằng: Tất cả các chiến dịch đều nhận được sự tin tưởng như nhau.

Phân bổ trọng điểm: Sự tin tưởng được chia đều cho các chiến dịch từ điểm xuất phát là một phân bổ trọng điểm.

Tự động hóa và sử dụng công cụ báo cáo, phân tích.

Các tổ chức có thể sử dụng nhiều công cụ để tự động hóa các công đoạn trong quy trình giám sát và báo cáo. Những công cụ này có thể được định hình tới giám sát các thông số đã chọn theo một chu kỳ cụ thể và mang về các báo cáo hoặc các biểu đồ, những thứ được tiêu thụ bởi một lượng lớn hoặc nhỏ các khán giả.

Điểm chính ở đây là, quá trình phản hồi mang lại một lượng lớn các thông tin rất đa dạng, cần áp dụng các giới hạn quyền hạn và các kết quả đo lường để xác định các thông tin hữu ích.

Tuy nhiên, việc này thực sự là một thử thách đối với các tổ chức bởi sự khổng lồ của khối lượng thông tin được thu thập từ các chiến dịch, các kênh truyền thông và các phân khúc. Theo đó, tự động hóa chỉ có ý nghĩa trong một phạm vi thiết yếu.

Thực hiện các chiến lược trên cho phép các marketer có được sự hiểu biết quan trọng trong việc thực hiện marketing, về hiệu quả của các kênh truyền thông và sự tác động qua lại giữa các kênh này. Nó cũng giúp các tổ chức đưa ra các quyết định chi tiêu tiêu cho marketing, cũng như sự đầu tư hợp lý cho tất cả các kênh

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY