Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Khi tiến hành thủ tục nhượng quyền thương hiệu các bên cần lưu ý gì? Trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục nhượng quyền thương hiệu? Cá nhân kinh doanh chuỗi trà sữa muốn nhân rộng mô hình thêm bằng cách nhượng quyền thương hiệu được không?

Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì?

Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là phương thức doanh nghiệp/cá nhân/tập thể cho phép người khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.

Ngày nay, nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: ẩm thực, đồ uống, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh hiệu quả đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu.

<img class="i-amphtml-intrinsic-sizer" style="box-sizing: inherit; max-width: 100%; display: block !important;" role="presentation" src="data:;base64,” alt=”” aria-hidden=”true” />mở rộng thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là cách giúp mở rộng thương hiệu nhanh chóng

Phân loại nhượng quyền thương hiệu

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI NQTH?

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v … Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 4 loại hình nhượng quyền chính là: Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Nhượng quyền kinh doanh là gì | Top 10 thương hiệu hiện nay

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện ( hay gọi là full business format franchise). Đây là mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh và phổ biến nhất thường được nhắc đến ở hệ thống nhượng quyền.

Bên nhận nhượng quyền sẽ được sử dụng tên thương hiệu, toàn bộ hệ thống vận hành, bí quyết sản xuất kinh doanh, quyền quản lý sản phẩm dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận nhượng nhượng quyền một bảng kế hoạch chi tiết về thủ tục và các khía cạnh của doanh nghiệp nhượng quyền. Cung cấp và hỗ trợ hệ thống quản lý, đào tạo từ giai đoạn đầu cũng như về sau.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

  • Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu thường có giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,vv…
  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ là hình thức bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phổ biến với những thương hiệu như Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp),vv…
  • Nhượng quyền công thức sản xuất và marketing sản phẩm xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.

Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhượng quyền có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền tham gia quản lý (hay còn gọi management franchise). Mô hình nhượng quyền này đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm và trách nhiệm quản lý nhiều hơn là kinh nghiệm trong lĩnh vực.

Về bản chất, bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý doanh nghiệp cho bên nhận nhượng quyền. Người quản lý chỉ đảm nhận nhiệm vụ giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện chứ không trực tiếp tham gia các hoạt động mỗi ngày của doanh nghiệp.

Mô hình nhượng quyền này phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là dịch vụ. Có yêu cầu về chất lượng nguồn lực. Ví dụ như: Khách sạn, spa,…

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn 

Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Lợi ích của Nhượng Quyền Thương Hiệu

Để giảm rủi ro khi kinh doanh, nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhượng quyền thương hiệu. Khi nhận quyền thương hiệu, nhà đầu tư được phép sử dụng hình ảnh, thương hiệu đã thành công trên thị trường. Yếu tố này giúp mô hình của bạn có độ tin cậy cao và một nguồn khách hàng thân thiết.

Hơn nữa, tùy vào hình thức nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được hướng dẫn quy trình vận hành, chiếc lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, bí quyết sản xuất sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhân viên… giúp kinh doanh hiệu quả. Bên nhận quyền được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm từ đơn vị nhượng quyền. Chính sách này sẽ giúp các bạn giảm được chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.

<img class="i-amphtml-intrinsic-sizer" style="box-sizing: inherit; max-width: 100%; display: block !important;" role="presentation" src="data:;base64,” alt=”” aria-hidden=”true” />chuyển giano công nghệ sản xuất sản phẩm

Đối tác nhận quyền sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm

Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như: phát triển một thương hiệu không phải của riêng mình, các ràng buộc về pháp lý, chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Đồng thời, mô hình của bạn cũng sẽ chịu chung rủi ro khi nếu bên nhượng quyền gặp vấn đề khi kinh doanh.

Quy Trình Nhượng Quyền Thương Hiệu

Thủ tục nhượng quyền

Theo điều 20, khoản 3 về quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, nhường quyền thương hiệu gồm các thủ tục sau:

Đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu.

Bên nhượng quyền có trách nhiệm bàn giao giấy phép đăng ký hoạt động và gửi thông báo bằng văn bản đến bên nhận quyền về việc thực hiện các bước đăng ký.

Hồ sơ nhượng quyền

Theo điều 19, khoản 3 trong quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, hồ sơ nhượng quyền thương hiệu bao gồm:

Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu theo quy định.

Các văn bản xác nhận khác như: giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

<img class="i-amphtml-intrinsic-sizer" style="box-sizing: inherit; max-width: 100%; display: block !important;" role="presentation" src="data:;base64,” alt=”” aria-hidden=”true” />hồ sơ nhượng quyền

Chuẩn bị hồ sơ nhượng quyền đầy đủ khi kinh doanh 

Các điều khoản quy định trong hợp đồng chuyển nhượng

Quy định về nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích, sự công bằng khi hợp tác giữa các bên. Sau đây một số nghĩa vụ đối tác nhận quyền cần lưu ý khi làm hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:

  • Hỗ trợ chi phí và làm hồ sơ nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế không gian quán.
  • Hỗ trợ đào tạo nhân viên, quản lý…
  • Hỗ trợ đặt may đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn các chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý, điều hành.

Thỏa thuận nhượng quyền

Thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu là hợp đồng pháp lý, ràng buộc giữa bên nhượng và nhận quyền. Hợp đồng này giải thích tất cả các quyền và nghĩa vụ cho cả hai bên, đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống nhượng quyền và thương hiệu. Đây là một trong những tài liệu quan trọng mà bên nhận quyền tiềm năng sẽ yêu cầu xem xét.

Một hợp đồng thỏa thuận nhượng quyền không cần quá dài, hãy cố gắng làm nó ngắn gọn, rõ ràng và công bằng, những vấn đề cần được nêu trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thường sẽ bao gồm:

  • Phí nhượng quyền lần đầu và phí bản quyền liên tục
  • Các mốc thời gian mở nhượng quyền
  • Các biện pháp bảo vệ thương hiệu
  • Thông số kỹ thuật cho thiết bị sử dụng, vật tư và hàng tồn kho
  • Thời hạn của thoả thuận và các điều kiện gia hạn
  • Các quy tắc liên quan đến việc chuyển nhượng cho bên thứ 3
  • Điều kiện chấm dứt hợp đồng
  • Các nghĩa vụ sau khi chấm dứt
  • Thoả ước không cạnh tranh trong phạm vi quy định
  • Yêu cầu bán hàng tối thiểu
  • Các tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết như thế nào? hoà giải hay tòa án?

 

Trên đây là những phân tích về hình thức nhượng quyền thương hiệu và một số điều cần chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh dưới hình thức này. Hi vọng các bạn sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho mình và kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thành công.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY