Cách tính ROI

Hệ số thu nhập trên đầu tư là chỉ số quan trọng dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản. Vậy hệ số thu nhập đầu tư là gì? Hay còn gọi là ROI là gì? Cách tính ROI như thế nào?

ROI là gì

Chỉ số ROI là gì?

ROI viết tắt của từ Return on Investment, có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.

ROI là gì
ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên chi phí đầu tư

Có thể nói rằng, ROI là một phép tính minh họa đơn giản và trực quan về những gì bạn đạt được từ các khoản đầu tư. Đây là thuật ngữ khá phổ biến trong Marketing, nhất là SEO và Content Marketing để đo lường các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Để có thể tính chỉ số ROI và phân tích được chính xác tính hiệu quả của những khoản đầu tư, doanh nghiệp cần xác định rõ tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí đầu tư của mình.

Chỉ số ROI cũng là chỉ số được sử dụng rộng rãi, giúp doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu suất của các chiến dịch marketing hay các hoạt động bán hàng khi doanh nghiệp đầu tư và dùng nguồn vốn đề chi trả cho những chi phí liên quan đến những chiến dịch và hoạt động này.

Ý nghĩa của ROI

ROI là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROI trong kinh doanh

Ý nghĩa của ROI rất quan trọng đối với các hoạt động của một doanh nghiệp, đặc biệt là marketing và marketing online. Nhờ chỉ số ROI, doanh nghiệp  có thể tính toán được hiệu quả đầu tư và cân đối nguồn vốn cho các chi phí liên quan. Đây còn là thước đo tính hiệu quả các chiến lược đầu tư, giúp doanh nghiệp xác định rõ mình đã đi đúng hướng hay chưa, việc bỏ ra chi phí đầu tư có thu về nguồn lợi nhuận tích cực hay không. Nếu chỉ số ROI cao chứng tỏ doanh nghiệp đã đi đúng hướng.

Đối với các hình thức đầu tư ngắn hạn, chỉ số ROI có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, với các trường hợp đầu tư dài hạn, chỉ số này hầu như không quan trọng. Vì vậy, nhà quản trị không nên chỉ dựa vào ROI mà còn cần so sánh những chỉ tiêu khác để đưa ra được kết luận về hiệu quả đầu tư.

Vì sao cần đo lường chỉ số ROI?

Việc đo lường chỉ số ROI rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing. Đo lường chỉ số ROI sẽ giúp bạn:

  • Đo lường lợi nhuận đã kiếm được so với chi phí bỏ ra

  • Kiểm soát tính hiệu quả trong Marketing

  • Định hướng chiến lược phát triển

  • Tạo dựng và tối ưu chiến lược

  • Tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

Công thức tính ROI

  • Công thức tính ROI trong kế toán quản trị

Hoặc:

Trong đó, công thức đầu tiên (Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư) là cách tính tỷ lệ hoàn vốn ROI được sử dụng phổ biến nhất.

  • Công thức tính ROI trong Marketing

Ví dụ: Một nhà đầu tư quyết định mua lại một khách sạn A với giá trị tài sản là 1.000.000 USD. Sau 3 năm, nhà đầu tư bán lại khách sạn này với mức giá là 1.120.000 USD. Vậy là sau 3 năm, khách sạn A tăng thêm 120.000 đô la.

Theo công thức tính ROI trong Marketing thì lợi tức đầu tư là 12%.

(1.120.000 – 1.000.000) / 1.000.000 = 0,12

Ngoài ra, còn có cách tính ROI dựa trên doanh số bán hàng tự nhiên như sau:

ROI Marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng tự nhiên – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị

Hoặc, nếu doanh nghiệp muốn đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng, cần tính được giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – customer lifetime value) theo công thức:

Ưu – nhược điểm của ROI 

Ưu điểm:

  • ROI là chỉ số giúp nhà kinh doanh có thể nhận ra tầm quan trọng của các công cụ trong marketing
  • Đo lường chỉ số ROI cũng giúp bạn xác định các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, giúp họ so sánh mức độ sinh lợi nhuận của các dự án để đưa ra quyết định tốt nhất.
  • Cách tính toán ROI khá đơn giản và dễ áp dụng

Nhược điểm:

  • ROI chưa thể hiện được tầm nhìn dài hạn.
  • Việc so sánh ROI chỉ mang tính chất tương đối
  • Không thể hiện được nguyên nhân vì sao ROI cao hoặc thấp
  • Cần các công cụ hỗ trợ để mang lại hiệu quả hơn

Lợi ích của việc đo lường, xác định chỉ số ROI

Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa ROI là gì, vậy doanh nghiệp có nên áp dụng chỉ số ROI để đo lường hiệu quả đầu tư của mình không? Lợi ích của việc đo lường ROI là gì?

ROI là gì? Hiểu từ A - Z về chỉ số Return On Investment | SEO VietNam

Nhìn chung, đo lường chỉ số ROI sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

Phân tích được hiệu quả đầu tư

Khi doanh nghiệp tính chỉ số ROI, các nhà quản lý có thể phân tích được liệu mình đầu tư vào các công cụ, chiến dịch này đã hiệu quả hay chưa. Việc đầu tư này có thể đem lại gì cho doanh nghiệp (số lượng hàng, tỉ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng).

Dễ thực hiện các phép so sánh

Các nhà quản lý có thể dễ dàng biết được mình nên đầu tư vào đâu, đẩy mạnh những hoạt động hay chiến dịch nào để có thể thu được kết quả lợi nhuận tốt nhất bằng cách so sánh những chỉ số ROI đối với các khoản đầu tư khác nhau. Bằng cách đó, nhà quản lý có thể tối ưu chi phí và triển khai chiến lược bán hàng phù hợp.

Đối với các chiến dịch hoặc các hoạt động thu về lợi nhuận thấp hay có chỉ số ROI âm, doanh nghiệp có thể dừng đầu tư vào những chiến dịch và hoạt động đó để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, đối với các chiến dịch, hoạt động đem lại chỉ số ROI dương, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh chiến dịch để tăng doanh thu bán hàng.

Cung cấp cái nhìn tổng quan

Thông thường, doanh nghiệp có khá nhiều khoản đầu tư cần phân tích và theo dõi. Việc áp dụng chỉ số ROI sẽ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về tính hiệu quả của các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản lý có thể nắm được mức độ sinh lợi nhuận của các dự án / chiến dịch, từ đó ra quyết định nên (hay không nên) đầu tư vào dự án / chiến dịch nào.

Tính toán đơn giản 

Khi áp dụng chỉ số ROI, doanh nghiệp chỉ cần xác định rõ hai con số chính, đó là tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí đầu tư.

Vì vậy, việc tính toán để đưa ra chỉ số ROI chính xác cho mỗi hoạt động, chiến dịch hay dự án được doanh nghiệp đầu tư là điều khá đơn giản. Các nhà quản lý có thể nhanh chóng tính được ROI sau một khoảng thời gian nhất định và đưa ra mục tiêu bán hàng, định hướng mới phù hợp hơn.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu Cách tính Roi rồi đúng không? Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp các bạn mới nhập môn kinh tế nắm được bản chất và cách áp dụng chỉ số này trong phân tích và đầu tư nhé!

BÀI VIẾT NỔI BẬT

KINH DOANH MÀ KHÔNG CÓ WEBSITE ?
TÌM HIỂU NGAY